Nội dung chính bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
Câu 2: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng"?
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Lí Bạch (701 - 762), tự là Thái Bạch, quê ở Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc). Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc. Vì tính cách khoáng đạt, thơ lại hay nên nói đến cõi tiên nên Lí Bạch được gọi là "Thi tiên"
- Tác phẩm: Được sáng tác khi Lí Bạch tiễn chân Mạnh Hạo Nhiên đến Quảng Lăng - một nhà thơ nổi tiếng thời Đường ở Trung Quốc, là bạn thân của Lí Bạch, từ lầu Hoàng Hạc.
2. Phân tích văn bản
a. Hai câu thơ đầu
- "Cố nhân": gợi quan hệ gắn bó giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên
- Không gian: ở Lầu Hoàng Hạc
- Thời gian: tháng 3 - cuối mùa xuân, mùa hoa khói
- Điểm đến: Dương Châu - nơi phồn hoa đô hội
- Tình cảm lưu luyến, bịn rịn, xen cả chút háo hức đối với bạn.
b. Hai câu sau
- "Cô phàm" và "bích không tận": sự cô đơn, lẻ loi của người ra đi
- "Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu": diễn tả tâm trạng của tác giả khi bạn về nơi mới, cô đơn, lo lắng đến bàng hoàng, sửng sốt.
- Điểm nhìn của tác giả tập trung vào cánh buồm, tả cảnh ngụ tình
- Tình bạn chân thành, thắm thiết, tri âm, tri kỉ.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Phân tích chi tiết bài thơ
a. Hai câu thơ đầu
"Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu."
- Lí Bạch gọi Mạnh Hạo Nhiên là "cố nhân". Cách gọi thể hiện sự khăng khít, gắn bó, một người tri âm, tri kỉ của cuộc đời nhau. Khẳng định một tình bạn đẹp, chân thành.
- Không gian cuộc gặp gỡ là ở lầu Hoàng Hạc - một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc, gắn với truyền thuyết vị tiên Phí Văn Vi cưỡi hạc vàng bay lên trời cao. Vì vậy, đây được coi là nơi thanh tao, thoát tục trần.
- Thời gian tiễn biệt vào mùa xuân "tháng ba mùa hoa nở rộ". Một khung cảnh nên thơ, trữ tình.
- Điểm đến của Mạnh Hạo Nhiên là ở Dương Châu. Một nơi phồn hoa, đô thị nhưng Lí Bạch lại cho là không hợp với bạn.
- Hai câu thơ đầu gợi lên được không gian, thời gian của buổi tiễn biệt vừa buồn nhưng vừa thơ mộng.
b. Hai câu thơ sau
"Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu."
- Hình ảnh "cô phàm" với ý nghĩa cánh buồn cô đơn. Tác giả vừa ngụ ý sự ra đi lẻ loi của người bạn Mạnh Hạo Nhiên nhưng cũng là sự cô đơn trong tận đáy lòng của tác giả. Khoảng không xanh biếc mênh mông "bích không tận" ý chỉ khoảng sự lẻ bóng của người ra đi và người ở lại.Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập giữa "cô phàm" và "bích không tận" để làm nổi bật sự nhỏ bé của con người giữa cuộc đời mênh mông rộng lớn.
- "Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu" được hiểu là trước mắt người ở lại chỉ còn là dòng sông. Chi tiết càng tô đậm thêm vẻ cô đơn lẻ loi của tác giả giữa không gian được mở rộng đến mênh mông biển nước.
- Ở hai câu thơ cuối, cảnh và tình như hòa lại với nhau làm bật lên nỗi niềm của người ở lại với người ra đi.
2. Tổng kết:
- Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết giữa Lí Bạch và Mạnh Hạo Nhiên cùng tâm trạng lưu luyến khôn xiết của Lí Bạch trong khung cảnh tiễn biệt.
- Nghệ thuật: Sự hòa quyện giữa tình và cảnh, giữa tự sự và trữ tình. Lời thơ cô đọng, hàm súc. Hình ảnh thơ kì vĩ, mang đậm hồn thơ Lí Bạch.
- Ý nghĩa: Tình bạn sâu sắc, chân thành - điều không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của con người ở mọi thời đại.
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết
- Soạn văn bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc - sông Trường Giang - Dương Châu), thời gian...
- Nội dung chính bài Nhàn
- Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
- Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Nội dung chính bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Hai lời than thân mở đầu bằng Thân em như.. với âm điệu xót xa ngậm ngùi, Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?
- Theo lời tuyên bố của Ra-ma: Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?
- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đạm bạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)
- Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xòe năm ngón tay … bằng hai mày’’