Trình bày đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long? Khoa học xã hội 9 bài 18

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Giải Khoa học xã hội 9 bài 18

Trình bày đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long - Giải Khoa học xã hội 9 bài 18 được KhoaHoc hướng dẫn chi tiết trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo.

b. Công nghiệp

Quan sát hình 3, kết hợp với đọc thông tin, hãy:

  • Trình bày đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
  • Kể tên các trung tâm công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp ở mỗi trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
  • Cho biết phát triển mạnh công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bài làm:

Những đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp ở ĐBSCL là:

  • Công nghiệp của vùng mới phát triển, chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP (27,3%) năm 2014.
  • Các ngành công nghiệp chính của vùng là: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành khác.
  • Sản xuất điện và sản xuất hoá chất phát triển nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của vùng.

Tên các trung tâm công nghiệp và cơ cấu ngành công nghiệp của vùng ĐBSCL là:

Tên trung tâm công nghiệpCơ cấu ngành công nghiệpQuy mô
Hà TiênSản xuất vật liệu xây dựngNhỏ
Cao LãnhChế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùngNhỏ
Tân AnChế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khíNhỏ
Mỹ ThoChế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùngNhỏ
Bến TreChế biến lương thực thực phẩmNhỏ
Cần ThơChế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí, luyện kimTrung bình
Trà VinhChế biến lương thực thực phẩmNhỏ
Sóc TrăngChế biến lương thực thực phẩmNhỏ
Bạc LiêuChế biến lương thực thực phẩmNhỏ
Cà MauChế biến lương thực thực phẩmNhỏ
Rạch GiáChế biến lương thực thực phẩmNhỏ
Long XuyênChế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khíNhỏ
Vĩnh LongChế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùngNhỏ

Ý nghĩa của việc phát triển mạnh công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long:

  • Tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp
  • Xuất khẩu nhiều nông sản, ổn định sản xuất
  • Nâng cao đời sống nhân dân
  • Góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp
  • Tạo điều kiện cho hàng hóa nông nghiệp chiếm lĩnh thị trường trong và nước ngoài.