Sơ đồ tư duy bài 25 Lịch sử 12: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 – 1986) Sơ đồ tư duy Lịch sử 12 bài 25

  • 1 Đánh giá

Sơ đồ tư duy bài 25 Lịch sử 12: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 – 1986) được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Việc lập sơ đồ tư duy giúp các em hệ thống lại kiến thức cũng như nắm chắc bài. Dưới đây là phần nội dung Lịch sử của bài 25, các em cùng tham khảo nhé.

A. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 25

1. Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 25 chi tiết

Sơ đồ tư duy lịch sử 12 bài 25 ngắn gọn nhất

B. Tóm tắt lý thuyết lịch sử 12 bài 25

I. Đất nước bước đầu đi lên chủ nghĩa xã hội (1976 – 1986)

1. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới

  • Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước , cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

  • Độc lập và thống nhất là điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tiến lên chủ nghĩa xã hội sẽ đảm bảo cho độc lập dân tộc và thống nhất của đất nước thêm bền vững.

  • Như vậy, độc lập và thống nhất không những gắn với nhau mà còn gắn với chủ nghĩa xã hội. Đó là đường phát triển hợp của quy luật cách mạng nước ta.

2. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 – 1980

+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, quyết định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 – 1980.

+ Trong 5 năm nay, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

+ Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải về cơ bản đã được khôi phục và bước đầu phát triển:

  • Trong sản xuất nông ngiệp: Nhờ tăng cường biện pháp khai hoang, thâm canh tăng vụ, diện tích gieo trồng tăng, được trang bị thê máy kéo.
  • Trong công nghiệp: có nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng như nhà máy điện, cơ khí, xi măng…

+ Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, vùng mới giải phóng, giai cấp tư sản mại bản bị xóa bỏ. Đại bộ phận nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể…

+ Văn hóa - giáo dục: Xây dựng và nền văn hóa mới cách mạng. Hệ thống giáo dục mần non, phổ thông đều đại học đều phát triển.

+ Hạn chế: Kinh tế mất cân đối, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng xuất thấp làm cho đời sống nhân dân khó khăn. Trong xã hội nảy sinh nhiều tiêu cực.

3. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1981 – 1985

a. Nhiệm vụ ,mục tiêu kế hoạch nhà nước 1981-1985

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (họp từ ngày 27 đến ngày 31/ 3/ 1982) khẳng định :

+ Nhiệm vụ:

  • Tiếp tục đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước do Đại hội IV đề ra với một số điểm điều chỉnh, bổ sung và cụ thể hoá.

  • Xác định thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trải qua nhiều chặng, gồm chặng đường đầu tiên và những chặng đường tiếp theo.

  • Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985).

+ Mục tiêu:

  • Sắp xếp lại cơ cấu , đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm ổn định tình hình kinh tế -xã hội .

  • Đáp ứng nhu cầu cấp bách và thiết yếu nhất của đời sống nhân dân , giảm nhẹ mất cân đối về kinh tế .

b.Thành tựu

+ Sau 5 năm, nước ta có những chuyển biến và tiến bộ đáng kể

+ Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp,đã chặn được đà giảm sút và có bước phát triển:

  • Sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 4,9% so với 1,9% của những năm 1976 – 1980.

  • Sản xuất công nghiệp tăng bình quân 9,5% so với 0,6% trong những năm 1976-1980 .

  • Thu nhập quốc dân tăng bình quân hằng năm là 6,4% so với 0,4% trong 5 năm trước.

+ Về xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật, ta hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, công trình thuỷ điện Sông Đà, thuỷ điện Trị An được khẩn trương xây dựng, chuẩn bị đi vào hoạt động.

+ Các hoạt động khoa học - kĩ thuật được triển khai, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

c. Khó khăn

  • Những khó khăn cũ chưa khắc phục, có mặt còn trầm trọng hơn, tình hình kinh tế - xã hội chưa ổn định .

  • Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo và quản lý, chậm khắc phục.

II. Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975 – 1979)

+ Bảo vệ biên giới Tây Nam: Ngày 22/12/1978 tập đoàn Khơ me ở Cam-pu-chia do Pôn Pốt cầm đầu đã xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ nước ta từ Hà Tiên đến Tây Ninh.

+ Bảo vệ biên giới phía Bắc:

  • Ngày 17/2/1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).

  • Quân ta đã chiến đấu anh dũng. Đến ngày 18/3/1979, quân Trung Quốc rút quân ra khỏi nước ta.

Bài tiếp theo: Sơ đồ tư duy bài 26 Lịch sử 12: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 -1986)

Sơ đồ tư duy bài 25 Lịch sử 12: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976 – 1986) được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp cho các em nắm vững các kiến thức lý thuyết của bài học, qua đó chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra Lịch sử 12 sắp tới. Chúc các em ôn thi tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm các môn học khác đều có tại tài liệu học tập lớp 12 này nhé

  • 1.148 lượt xem