So sánh hai đoạn văn sau, đoạn nào là văn biểu cảm? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy
Câu 1: (Trang 73 - SGK Ngữ văn 7) So sánh hai đoạn văn sau, đoạn nào là văn biểu cảm? Dựa vào đâu mà em cho là như vậy? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.
a. Hải đường: Loài cây nhỡ, họ chè, lá dài, dày, mặt trên bóng, mép có nhiều răng cưa. Hoa mọc từ một đến ba đoá ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.
(Theo Từ điển bách khoa nông nghiệp)
b. Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đoá ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thich cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. Sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khoẻ, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên thăm đền Hùng, tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh.
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoa trái quanh tôi)
Bài làm:
- Đoạn 1 không phải là văn biểu cảm, chỉ miêu tả về đặc điểm cây hoa hải đường dưới góc độ sinh học.
- Đoạn 2 có giá trị biểu cảm vì:
- Nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình đối với hoa hải đường “từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường”, “Tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm”.
- Tác giả miêu tả nét đẹp của hoa để gợi tình cảm yêu hoa ở bạn đọc về loài hoa hải đường.
- sử dụng yếu tố tự sự kể lại về thời gian khi ngắm nhìn cây hoa hải đường vừa nêu cảm xúc khi nhìn thấy nó và tình cảm của tác giả đối với câu này như thế nào yêu mến, khi rời xa thì tiếc nuối...
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tâm hồn của Bác qua bài thơ Cảnh khuya
- Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu: Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả
- Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ ghép và từ láy đước sử dụng.
- Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.
- Một bạn cho rằng, ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không?
- Đọc đoạn đầu văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê và tìm các từ láy
- Đọc đoạn văn trong truyền thuyết Mị Châu Trọng Thuỷ và tìm những từ ngữ Hán Việt góp phần tạo sắc thái cổ xưa
- Soạn văn bài: Từ đồng âm
- Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết: Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?
- Hãy viết một đoạn văn ngắn về tình cảm quê hương, có sử dụng từ trái nghĩa
- Suy nghĩ của em về tình yêu quê hương qua bài thơ Hồi hương ngẫu thư