Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề sách KNTT Soạn Văn 10 tập 1 - Kết nối tri thức

  • 1 Đánh giá

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề sách Kết nối tri thức được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Tài liệu soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn Văn 10. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề

Báo cáo nghiên cứu là văn bản trình bày kết quả nghiên cứu về một vấn đề dựa trên các dữ liệu khách quan, chính xác, đáng tin cậy. Viết báo cáo nghiên cứu là một hoạt động thực hành giúp bạn phát triển kĩ năng tìm hiểu, khám phá về đời sống xã hội và tự nhiên (con người, sự kiện, địa điểm, môi trường,…) qua tư liệu thu thập được và trình bày kết quả tìm hiểu, khám phá đó.

Vấn đề nghiên cứu có thể là một vấn đề đời sống hoặc một vấn đề gợi ra từ tác phẩm văn học mà bạn đã đọc.

* Yêu cầu:

- Nêu được đề tài và vấn đề nghiên cứu được đặt ra trong báo cáo

- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống các luận điểm sáng rõ, thông tin xác thực.

- Khai thác được các nguồn tham khảo chính xác, đáng tin cậy, sử dụng các trích dẫn, cước chú và phương tiện hỗ trợ phù hợp, thể hiện sự minh bạch trong công việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã có.

- Có danh mục tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo.

* Phân tích bài viết tham khảo:

Một số dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam

Phần 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

- Sử dụng cước chú cho những từ ngữ, chi tiết cần được giải thích

- Khái quát quan điểm nghiên cứu

Phần 2: Trình bày các kết quả nghiên cứu

- Luận điểm 1

Bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm 1

- Luận điểm 2

Bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 2

- Luận điểm 3

Bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 3

- Luận điểm 4

Bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm 4

- Sử dụng từ ngữ, câu văn chính xác, khách quan

Phần 3: Tóm tắt, mở rộng và nâng cao vấn đề

- Khẳng định kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

- Gợi mở những vấn đề mới

Phần 4: Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo trật tự, có ghi rõ tên tác giả, nơi công bố, thời gian công bố

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Một số dấu ấn của sử thi Ấn Độ Ra-ma-ya-na trong văn hóa Việt Nam

Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Các luận điểm chính trong bài viết:

- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn học dân gian và văn học viết thời trung đại

- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong nghệ thuật điêu khắc

- Dấu ấn của sử thi Ra-ma-ya-na trong văn hóa đương đại

Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

- Tác giả sử dụng những dẫn chứng từ những tác phẩm cụ thể trong văn học dân gian Việt Nam:

+ Sử thi Têwa Mưnô của người Chăm. Trong sử thi có vay mượn cốt truyện từ Hikayat Dera Mưnô của Ma-lai-xi-a mà truyện này lại là dị bản của sử thi Ra-ma-ya-na.

+ Trích lời nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật, Đinh Gia Khánh về Lĩnh nam chích quái của Trần Thế Pháp

- Dẫn chứng các tác phẩm điêu khắc tại Bảo tàng Chăm

- Dẫn chứng trong văn hóa đương đại qua

+ Nghiên cứu của Phan Ngọc

+ Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ chuyển thể thành tác phẩm chèo Nàng Xi-ta

+ Tập truyện Lời tiên tri của giọt sương (2011) của nhà văn Nhật Chiêu: truyện sử thi cực ngắn là sử thi Nàng Xi-ta (tác giả đã trích dẫn một số câu trong tác phẩm)

* Thực hành viết

1. Chuẩn bị viết

- Lựa chọn đề tài:

Hãy bắt đầu bằng điều khiến bạn thấy hứng thú và quan tâm nhất sau khi đọc một tác phẩm văn học hay một tài liệu nào đó. Điều gì ở tác phẩm hấp dẫn bạn? Đâu là điều bạn muốn tìm hiểu thêm? Trong các tài liệu mà bạn đọc, liệu có điểm gì mâu thuẫn hoặc chưa sáng tỏ hay không? Ví dụ: sau khi đọc đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, có thể bạn muốn biết thêm về đời sống của người Ê-đê. Sau khi học xong đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-ác, có thể bạn muốn tìm hiểu thêm về lịch sử thành To-roa và dấu tích của những địa danh được nhắc tới trong tác phẩm trên bản đồ thế giới đương đại… Sauk hi xem một bộ phim hay một tác phẩm văn học lấy cảm hứng từ các nhân vật, cốt truyện trong sử thi, bạn có ý tưởng so sánh các tác phẩm đó với các sử thu thời cổ đại, … Trong số những ý tưởng đã được phác thảo ở phần trên, hãy chọn một ý tưởng mà bạn tâm đắc nhất để làm đề tài cho bài viết của mình.

- Thu nhập thông tin:

Để có được những thông tin cần thiết cho báo cáo, nghiên cứu, bạn cần tìm đọc sách, báo có liên quan. Các tài liệu trên Internet cũng là nguồn cung cấp quan trọng mà bạn cần khai thác. Chỉ cần đánh những từ khóa có liên quan đến vấn đề nghiên cứu vào ô quy địn ở một số trang mạng hỗ trợ tìm kiếm phổ biến trên Internet, bạn có thể nhanh chóng tìm thấy đường dẫn để mở và đọc những tài liệu hữu ích. Trước khi quyết định sử dụng thông tin từ một tài liệu nào đó, xin nhớ kiểm tra độ tin cậy dựa vào những tiêu chí như: Tác giả của tài liệu là ai? Có phải chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực có liên quan hay không? Tổ chức nào công bố tài liệu hay quản lí trang mạng có tài liệu mà bạn tìm thấy? Tác giả hay tổ chức nào đó công bố tài liệu nhằm mục đích gì? Bạn có thấy nội dung của tài liệu được tình bày khách quan và thuyết phục không?

2. Xây dựng đề cương

- Trước khi xây dựng đề cương, cần tập hợp những thông tin thu thập thành các ý, xoay quanh những câu hỏi chung như: Vấn đề được chọn nghiên cứu có thể triển khai như thế nào? Những khía cạnh nào của vấn đề cần được tập trung tìm hiểu, khám phá? Vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa gì? ...

Câu trả lời cho những câu hỏi trên có thể tìm thấy trong những thông tin mà bạn đã thu thập từ bước thực hành viết ở trên hoặc sẽ thu thập thêm (nếu cần)

- Trên cơ sở các ý huy động được, bạn xây dựng thành một đề cương, sắp xếp các ý theo trật tự nhất định, chẳng hạn theo trật từ thời gian, trật tự không gian, theo logic của vấn đề, … Đây có thể coi là bản tóm tắt ngắn gọn những thông tin chính của một báo cáo nghiên cứu, vừa thể hiện cô đọng kết quả của quá trình chuẩn bị viết, vừa định hướng cho toàn bộ quá trình viết tiếp theo. Đề cương nghiên cứu có các phần sau:

+ Đặt vấn đề: Nêu rõ đề tài và vấn đề nghiên cứu

+ Giải quyết vấn đề: Trình bày các kết quả nghiên cứu chính thông qua hệ thống luận điểm, có các dữ liệu, bằng chứng.

+ Kết luận: Khẳng định kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu, gợi mở những hướng tiếp cận mới

+ Tài liệu tham kháo: Ghi rõ tác giả, thời gian công bố, tên tài liệu, nơi công bố.

Bạn cũng có thể trình bày đề cương dưới dạng một sơ đồ, Xác định ý tưởng trung tâm và viết quan điểm nghiên cứu dưới dạng một câu, sau đó phát triển ý tưởng trung tâm thành các ý chính, ý phụ và lựa chọn các dữ liệu, bằng chứng, đề làm sáng tỏ các ý.

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề sách KNTT được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hy vọng với bài soạn này sẽ là tài liệu hữu ích để các em tham khảo, qua đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Chúc các em học tốt, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác như Toán, Hóa, tiếng Anh....đều có tại, tài liệu học tập lớp 10 này nhé.

  • 156 lượt xem