Soạn giản lược bài ôn tập văn học trung đại Việt Nam

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 11 bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn

Phần luyện tập

I. NỘI DUNG

Câu 1:

  • Điểm mới trong từng nội dung qua các t/p và đoạn trích:
    • Nội dung yêu nước: mang âm hưởng bi tráng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu - vì nó phản ánh một thời khổ nhục nhưng vĩ đại.
    • Tư tưởng canh tân đất nước: Đề cao vai trò của luật pháp - nhà nước pháp quyền: Xin lập khoa luật của Nguyền Trường Tộ.
    • Vai trò của người trí thức - bậc hiền tài đối với sự phát triển của đất nước: Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm.
    • Bộc lộ trực tiếp thái độ phê phán chế độ phong kiến, chế độ khoa cử: Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương.

Câu 2:

Chủ nghĩa nhân đạo giai đoạn từ TK XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa bởi: các tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều và đạt được thành tựu to lớn về nội dung và nghệ thuật: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, thơ của Hồ Xuân Hương ...

Câu 3:

Phân tích giá trị phản ánh và phê phán hiện thực của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.==> Xem tại đây

Cây 4:

Những giá trị nội dung và nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:

  • Giá trị nội dung:
    • đề cao đạo đức, nhân nghĩa qua (Truyện Lục Vân Tiên)
    • Lòng yêu nước thương dân (Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
  • Giá trị nghệ thuật:
    • Đóng góp nổi bật nhất là tính chất đạo đức – trữ tình
    • màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.
  • Hình ảnh người anh hùng nông dân nghĩa sĩ mang vẻ đẹp bi tráng bới hai yếu tố chất bi và tráng

II. PHƯƠNG PHÁP

Câu 1:

Bảng thống kê về tác giả, tác phẩm văn học trung đại trong chương trình lớp 11=> Xem tại đây

Câu 2:

a. Những yếu tố mang tính quy phạm và sự sáng tạo trong tính quy phạm ở bài "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến:

  • Tính quy phạm
    • Thi đề: đề tài mùa thu (Đề tài cổ)
    • Thi liệu: Sử dụng hình ảnh thơ quen thuộc thường thấy trong thơ cổ (Trời thu, nước thu, lá thu)
    • Bút pháp: Lấy động tả tĩnh
    • Thể loại: Thất ngôn bát cú luật Đường
  • Sự sáng tạo trong tính quy phạm:
    • Hình ảnh: Ao thu, thuyền câu, ngõ trúc...
    • Từ ngữ: Sử dụng từ láy vừa tạo hình vừa gợi cảm: Lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng... kết hợp với những từ chỉ mức độ: Hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, xanh ngắt, vắng teo...
    • Vần eo gợi cảm giác thu nhỏ về diện tích
    • Sự hoà phối màu sắc: Màu xanh của nước, trời, ngõ trúc, màu vàng của lá rất dân dã, mang đậm hồn quê

b. Một số điển tích, điển cố trong Bài ca ngất ngưởng

  • Người thái thượng: Ý nói cũng như người thượng cổ, không quan tâm đến truyện được mất
  • Đông phong: Gió mùa xuân →chuyện khen chê bỏ ngoài tai, trước mọi lời khen chê cứ vui phới phới như đi trong gió màu xuân ấm áp
  • Trái, Nhac, Hàn, Phú: Những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách trong sử sách T.Quốc

Tác dụng của điển tích, điển cố: Ngôn ngữ thơ trở nên hàm súc, cô đọng, giàu tính hình tượng, tính biểu cảm, thể hiện được rõ nhất tài năng bản lĩnh hơn người , cùng triết lí sống của Nguyễn Công Trứ

c. Bút pháp tượng trưng được thể hiện trong Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát.

Hình ảnh bãi cát dài, hình ảnh đường cùng, tượng trưng cho cuộc sống đầy khó khăn gian khổ; Đường đời không hề bằng phảng mà lắm chông gai; cuộc đời khó khăn, bế tắc, ngột ngạt

d. Một số tác phẩm thể loại gắn liền với tên tác phẩm là:

  • Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (văn tế).
  • Bài ca ngất ngưởng (hát nói).
  • Chiếu dời đô (chiếu).
  • ....

Đặc điểm về hình thức nghệ thuật trong thơ Đường luật:

Thơ Đường luật có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều sau: Luật, Niêm, Vần, Đối và Bố cục.Điều căn bản của luật thơ Đường luật là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý, nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế thì rất khó, vì vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).

Đặc điểm của thể loại văn tế:

  • Văn tế: là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất, văn tế thường có nội dung cơ bản, kể lại cuộc đời công đức phẩm hạnh của người đã mất và bày tỏ tấm lòng xót thương sâu sắc.
  • Văn tế có thể được viết theo nhiều thể: văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát, phú,... Bố cục của bài văn tế thường gồm bốn đoạn: lung khởi, thích thực, ai vãn và kết. Giọng điệu chung của bài văn tế nói chung là lâm li, thống thiết, sử dụng nhiều thán từ và những từ ngữ, hình ảnh có giá trị biểu cảm mạnh.

Đặc điểm của thể loại hát nói

  • Thể thơ hát nói là văn bản ngôn từ, phần lời ca của bài hát nói. Hát nói là làn điệu chủ đạo của lối hát ca trù (còn gọi là hát ả đào, hát nhà trò, hát nhà tơ, …)
  • Thơ hát nói có những đặc điểm sau:
    • Nội dung: chứa những tư tưởng tình cảm tự do phóng khoáng.
    • Hình thức: tự do, vần nhịp tự do, lời thơ mang ngữ điệu nói với giọng buông thả tự do

  • 2 lượt xem