Soạn văn bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích

  • 1 Đánh giá

Lập luận phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng. Trong bài học này, KhoaHoc sẽ hướng dẫn chi tiết và đầy đủ cách làm các bài luyện tập. Xin mời các bạn cùng tham khảo

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Trong bài học trước, chúng ta đã soạn bài tìm hiểu kĩ lí thuyết về thao tác lập luận phân tích. Các bạn có thể xem thêm tại đây

Thao tác lập luận phân tích có thể hiểu như sau:

  • Lập luận phân tích là chia nhỏ đối tượng ra thành từng phần, rồi xem xét kĩ từng phần đó cả về mặt hình thức và nội dung, về các mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng. Cuối cùng là khái quát toàn bộ để đưa ra được kết luận về bản chất của đối tượng đó một cách xác thực.Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh, song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
  • Thao tác lập luận phân tích cần dựa trên những tiêu chí, quan hệ nhất định: (Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích).
  • Phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận nhưng cần lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 43 SGK) Tự ti và tự phụ là hai thái độ trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác. Anh/chị hãy phân tích hai căn bệnh trên.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2 (Trang 43 SGK) Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường trong hai câu thơ:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm ọe quan trường miệng hét loa.
(Trần Tế Xương, Vịnh khoa thi Hương)

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích


  • 18 lượt xem