Suy nghĩ của em về tình yêu quê hương qua bài thơ Hồi hương ngẫu thư
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Suy nghĩ của em về tình yêu quê hương qua bài thơ Hồi hương ngẫu thư
Bài làm:
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…
Quê hương là điểm tựa cho tâm hồn mỗi người, gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của chúng ta. Và khi lớn lên,dù đi đến phương trời xa xôi nào, ta cũng mong được trở lại mảnh đất bình yên và thơ mộng ấy. Nhà thơ Hạ Chi Trương đã có những vần thơ xúc động về quê hương trong ngày trở về qua bài thơ Hồi hương ngẫu thư
Xa quê từ lúc còn trẻ, ra đi với bao hoài bão và khát vọng bay xa, để giờ đây khi đã ở nửa cuối của cuộc đời. Một quãng thời gian dài xa quê nên nỗi niềm thương nhớ quê hương dường như luôn thường trực trong tâm trí nhà thơ:
Trẻ đi, già trở lại nhà
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
Hạ Chi Trương làm quan dưới triều vua Đường Huyền Tông hơn 50 năm và ông cũng là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường. Cả một đời cống hiến tài trí cho đất nước để khi tóc bạc da mồi mới trở lại mảnh đất quê hương. Thế nhưng, ngần ấy năm xa quê nhưng hồn quê vẫn được lưu giữ qua giọng nói của ông. Những người đồng hương nhân ra nhau dù ở chốn xa lạ cũng nhờ tiếng nói, cách nói và đó dường như cũng là niềm tự hào của ông về quê hương mình. Thế nhưng, một hoàn cảnh trớ trêu đã xảy ra:
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến làng?
Chính vì xa quê đã lâu ngày nên những người xưa quen biết giờ chẳng hay họ còn hay mất. Nhi đồng chính là thế hệ tiếp nối, là những người tiếp tục giữ hồn quê trên mảnh đất này. Hai thế hệ cách xa nhau nên chúng không nhận ra tác giả cũng là điều dễ hiểu. Nhìn nụ cười và câu hỏi ngây ngô của chúng khiến tác giả không khỏi chua xót. Có lẽ chúng còn quá nhỏ để nhận ra “tín hiệu” là giọng nói quen thuộc của quê hương của ông và coi nhà thơ như người khách xa lạ. Điều níu giữ ông với quê hương chính là giọng nói quê hương đặc trưng, vậy mà giờ đây sợi dây vô hình ấy cũng không thể là cầu nối đưa ông trở về với mảnh đất cội nguôn của mình.
Bài thơ là nỗi niềm nhớ thương tha thiết với quê hương của người con xa quê lâu ngày và giây phút ngậm ngùi khi mới đặt chân về quê hương. Tấm lòng đó của nhà thơ dã làm thức tỉnh tình yêu với quê hương của mỗi người, bởi đó chính là bến thuyền neo đậu bình yên cho chúng ta trong cuộc đời này.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Cảnh khuya và rằm tháng giêng
- Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?
- Diễn tả cảm xúc của em về mùa thu bằng một đoạn văn ngắn
- Về hai cách hiểu câu thứ hai (cách hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiếu trong chú thích) em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?
- Viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa chủ đề gia đình và gạch chân các từ đó
- Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Cảm nghĩ của em về bốn câu thơ cuối bài thơ Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nam quốc sơn hà
- Soạn văn bài: Sau phút chia li
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Sài Gòn tôi yêu
- Soạn văn bài: Qua đèo Ngang