Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Câu 5: Trang 62 – sgk lịch sử 11
Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Bài làm:
Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng, giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.
Một là : Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.
Hai là : Các nước Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.
Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Xem thêm bài viết khác
- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh của các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, họa sĩ nổi tiếng thời cận đại?
- Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai?
- Bài 4: Các nước Đông Nam Á Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX (Trang 17 – 26, SGK)
- Giải bài 21 lịch sử 11: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
- Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX (về chủ trương và phương pháp)?
- Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Lập niên biểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX theo thứ tự: Thời gian, tên nước,năm giành độc lập?
- Trình bày diễn biến chính trong giai đoạn đầu của chiến tranh?
- Dựa vào lược đồ (hình 3), trình bày những nét chính về sự bành trướng của quốc tế Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
- Nếu những nét chính về tình hình các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?
- Lập bảng thống kê những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- Trong những năm 1933 – 1939, chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào?