Nêu những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện?
Câu 6: Trang 88 – sgk lịch sử 11
Nêu những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện?
Bài làm:
Những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc ở Mã Lai và Miến Điện:
Mã Lai
- Nguyên nhân: chính sách bóc lột nặng nề của thực dân Anh.
- Nét chính: Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản thông qua tổ chức Đại hội toàn Mã Lai lãnh đạo.
- Hình thức đấu tranh phong phú:
- Đòi dùng tiếng Mã Lai trong trường học.
- Đòi tự do kinh doanh, cải thiện việc làm.
- Giai cấp công nhân cùng tham gia tích cực.
=> Tháng 4/1930: Đảng Cộng sản được thành lập đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển nhưng chưa đủ điều kiện để lãnh đạo phát triển cách mạng.
Miến Điện
- Đầu thế kỉ XX: Phong trào đấu tranh phát triển dưới nhiều hình thức (bất hợp tác, tẩy chay hàng hóa Anh, không đóng thuế...). Những phong trào đã lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Tiêu biểu là nhà sư Ốttama đã khởi xướng và lãnh đạo.
- Trong thập niên 30: Phong trào đấu tranh ở Miến Điện phát triển lên cao. Trong đó, tiêu biểu là phong trào Tha Kin đã lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia đòi quyền làm chủ đất nước (đòi cải cách quy chế đại học, thành lập trường đại học riêng cho Miến Điện, đòi tách Miến Điện ra khỏi Ấn Độ và được quyền tự trị).
=> Kết quả: năm 1937 Miến Điện được tách ra khỏi Ấn Độ và hưởng quyền tự trị trong khối liên hiệp Anh.
Xem thêm bài viết khác
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã tác động đến nước Nhật như thế nào?
- Khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cảnh nào?
- Điểm lại các phong trào yêu nước tiêu biểu trong thời kì chiến tranh?
- Dựa vào lược đồ hình 13 hãy nêu kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ La Tinh đầu thế kỉ XIX?
- Hãy giải thích vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933?
- Trong những năm 1933 – 1939, chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào?
- Bài 14: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Em có nhận xét gì về tình hình nước Nga trước cách mạng?
- Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
- Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại
- Dựa trên lược đồ hình 6, trình bày diễn biến chính của CM Tân Hợi?
- Bài 10: Liên Xô xây sựng chủ nghĩa xã hội (1921 – 1941)