Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Câu 1: (Trang 153 - SGK Ngữ văn 7 tập 1) Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết tác giả muốn nhấn mạnh điều gì?
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
(Hồ Chí Minh)
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
Bài làm:
a.
Các điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
- Một dân tộc đã gan góc: nhằm nhấn mạnh để làm nổi bật bản chất kiên cường, gan dạ, dũng cảm của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống phát xít, dành độc lập tự do.
- Dân tộc đó phải được: có tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam.
- Biện pháp điệp ngữ đã làm cho văn bản cân đối, nhịp nhàng. Nội dung diễn đạt trở nên ấn tượng, hùng hồn, giàu sắc thái ý nghĩa có sức thuyết phục cao.
b.
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
- Điệp ngữ trông (9 lần) thể hiện sự lo lắng về ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất vả của người làm ra hạt gạo.
- Đi cấy (2 lần) sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.
Xem thêm bài viết khác
- Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép chính phụ: bút, thước, mưa, làm, ăn, trắng, vui, nhát
- Suy nghĩ của em về bài ca dao: Thương thay thân phận con tằm/Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ ...
- Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?
- Hãy nêu lên vị trí và ý nghĩa của đoạn cuối trong việc thể hiện tình cảm của tác giả với Sài Gòn.
- Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Nhửng nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì?
- Hãy phân tích những nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2?
- Soạn văn bài: Qua đèo Ngang
- Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
- Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây
- Viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa chủ đề gia đình và gạch chân các từ đó
- Đọc bài thơ dưới đây và cho biết tác giả đã dùng những từ ngữ nào để chơi chữ
- Soạn văn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh