Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 6: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 chương 6: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sự phát triển vượt bậc của kĩ thuật đóng tàu của Việt Nam được đánh dấu bằng sự kiện nào?

  • A. Nguyễn Văn Tú học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lý
  • B. Đóng được tày chạy bằng hơi nước
  • C. Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước
  • D. Chế tạo được tàu chạy bằng than

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho Tây Sơn thất bại trước cuộc tấn công của Nguyễn Ánh?

  • A. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt
  • B. Quân của Nguyễn Ánh rất mạnh
  • C. Nguyễn Ánh được sự giúp đỡ của quân Xiêm
  • D. Quang Trung mất, Quang Toản nối ngôi, nhưng không đủ năng lực

Câu 3: Văn học chữ Nôm phát triển và đạt đến đỉnh cao với tác phẩm nào?

  • A. Truyện Kiều
  • B. Chinh phụ ngâm khúc
  • C. Thạch Sanh
  • D. Cung oán ngâm khúc

Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn?

  • A. Diễn ra liên tục từ đầu thời Nguyễn cho đến những năm 50
  • B. Lôi cuốn đông đảo các giai cấp và tầng lớp tham gia
  • C. Đều bị triều đình dập tắt
  • D. Đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến cát cứ

Câu 5: Vì sao chế độ quân điền dưới thời Nguyễn không còn tác dụng phát triển và ổn định trong đời sống nhân dân?

  • A. Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế
  • B. Nông dân phải đi phu dịch cho nhà nước
  • C. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay địa chủ
  • D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 6: Văn học Việt Nam thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX phản ánh vấn đề gì?

  • A. Xã hội phong kiến bóc lột thậm tệ nhân dân lao động
  • B. Xã hội đương thời, cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam
  • C. Nạn tham quan, cướp đoạt ruộng đất của nông dân
  • D. Nạn tham nhũng, mua quan bán tước

Câu 7: Sau khi chiếm được Quy Nhơn, Nguyễn Ánh đánh chiếm vùng nào?

  • A. Đà Nẵng
  • B. Hội An
  • C. Phú Xuân
  • D. Quảng Ngãi

Câu 8: Công trình kiến trúc nổi tiếng ở thế kỉ XVIII là gì?

  • A. Đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh)
  • B. Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Tây)
  • C. Chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế)
  • D. Khuê văn các ở Văn Miếu Hà Nội

Câu 9: Nhân tố nào tạo điều kiện để việc buôn bán ở nước ta có diễn ra thuận lợi vào thế kỉ XIX?

  • A. Chính sách trọng thương của nhà nước
  • B. Thị trường dân tộc thống nhất
  • C. Thủ công nghiệp hàng hóa phát triển mạnh
  • D. Nông nghiệp phát triển

Câu 10: Sự bùng nổ liên tục các cuộc nổi dậy của nhân dân dưới thời Nguyễn phản ánh điều gì?

  • A. Chế độ phong kiến chấm dứt hoàn toàn
  • B. Mâu thuẫn gay gắt giữa triều đình Nguyễn với nhân dân
  • C. Cần có một vị vua mới thay thế Minh Mạng
  • D. Cần có một triều đại mới thay thế nhà Nguyễn

Câu 11: Chính sách đóng cửa của triều Nguyễn đối với phương Tây đã gây ra hậu quả gì?

  • A. Tạo ra cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược.
  • B. Bảo vệ đất nước trước hiểm hoại ngoại xâm.
  • C. Loại bỏ các thành phần phản động theo đạo Thiên Chúa.
  • D. Tạo điều kiện mở rộng giao thương với nước ngoài

Câu 12: Kinh đô của triều Nguyễn đặt ở đâu?

  • A. Phủ Quy Nhơn
  • B. Phú Xuân
  • C. Đà Nẵng
  • D. Gia Định

Câu 13: Thợ thủ công Nguyễn Văn Tú (Thế kỉ XVIII) Đã chế tạo được gì?

  • A. Chế được máy xẻ gỗ chạy bằng hơi nước
  • B. Tàu thủy chạy bằng hơi nước
  • C. Làm đồng hồ và kính thiên lý
  • D. Làm đồng hồ và kính thiên văn

Câu 14: Giáo dục khoa cử của nước ta giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX có điểm hạn chế gì?

  • A. các bộ môn khoa học tự nhiên không được đưa vào nội dung thi cử.
  • B. các kì thi chọn nhân tài không còn được tổ chức nữa.
  • C. số lượng đi thi và đỗ đạt trong các khoa thi ngày càng nhiều.
  • D. phát triển thịnh đạt, có sự đổi mới về nội dung thi cử.

Câu 15: Thế kỉ XIX, tình hình công thương nghiệp nước ta như thế nào?

  • A. Công thương nghiệp sa sút
  • B. Công thương nghiệp có xu hướng phát triển mạnh mẽ
  • C. Nhà Nguyễn tăng cường thu thuế. Làm hạn chế sự phát triển công thương nghiệp
  • D. Nhà Nguyễn không có chính sách phát triển công thương nghiệp

Câu 16: Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX là gì?

  • A. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.
  • B. Ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình.
  • C. Phản ánh cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.
  • D. Chống phá triều đình, phê phán những thói hư tật xấu của quan quân nhà Nguyễn.

Câu 17: Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây?

  • A. Phơi bày những mặt xấu của xã hội đương thời
  • B. Thể hiện tình thương đối với con người đặc biệt là người phụ nữ
  • C. Ngợi ca cuộc đấu tranh chống áp bức của nông dân
  • D. Phê phán chiến tranh giữa các thế lực phong kiến

Câu 18: Điểm cơ bản nhất trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn là gì?

  • A. Siết chặt cách thống trị đối với nhân dân. Đóng kín, bảo thủ, mù quáng
  • B. Đàn áp nhân dân, thuần phục nhà Thanh
  • C. Đàn áp nhân dân, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây
  • D. Áp dụng chặt chẽ bộ luật Gia Long, xem nhà Thanh là “Thiên Triều”

Câu 19: UNESCO đã cấp bằng công nhận cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới vào năm nào?

  • A. Năm 1991
  • B. Năm 1992
  • C. Năm 1993
  • D. Năm 1994

Câu 20:

“Bình Dương, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn

Mục Dã, Minh Điều hữu Võ Thang”

Hai câu thơ trên là khẩu hiệu hành động của cuộc khởi nghĩa nào?

  • A. Lê Duy Mật
  • B. Nông Văn Vân
  • C. Cao Bá Quát
  • D. Lê Văn Khôi
Xem đáp án
  • 19 lượt xem