Trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 9: Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII họp vào thời gian nào? Ở đâu?

  • A. Tháng 6/1934: Tại Ma Cao (Trung Quốc).
  • B. Tháng 7/1935: Tại Mat-xcơ-va (Liên Xô).
  • C. Tháng 3/1935: Tại Ma Cao (Trung Quốc).
  • D. Tháng 7/1935: Tại I-an-ta (Liên Xô).

Câu 2: Tháng 8/1945 điều kiện khách quan bên ngoài rất thuận lợi, tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là:

  • A. Sự thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu
  • B. Sự thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Xô - Đức.
  • C. Sự nổi dậy giành thắng lợi của nhân dân các nước Đông Âu.
  • D. Sự tan rã của phát xít Đức và sự đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật

Câu 3: Quan hệ giữa Tân Việt cách mạng đảng và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là gì?

  • A. Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện của thanh niên.
  • B. Tân Việt vận động hợp nhất với thanh niên.
  • C. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vận động hợp nhất với Tân Việt.
  • D. Tân Việt cử người sang dự các lớp huấn luyện của thanh niên và vận động hợp nhất với thanh niên.

Câu 4: Vì sao ta mở chiến dịch Biên giới 1950?

  • A. Tạo điều kiện để thúc đẩy cuộc kháng chiến của ta tiến lên một bước.
  • B. Khai thông biên giới, con đường liên lạc quốc tế giữa ta và Trung Quốc với các nước dân chủ thế giới.
  • C. Tiêu diệt một bộ phận lực lượng địch, khai thông biên giới Việt Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa cách mạng tạo điều kiện đẩy mạnh cách mạng.
  • D. Để đánh bại kế hoạch Rơve.

Cây 5: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?

  • A. Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ.
  • B. Mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản
  • C. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam và chủ nghĩa thực dân Pháp
  • D. Mâu thuẫn giữa tư sản và địa chủ.

Câu 6: Mục tiêu cơ bản của thực dân Pháp trong việc đề ra và thực hiện kế hoạch Nava là gì?

  • A. Giành lại thế chủ động trên chiến trường
  • B. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Minh
  • C. Mở rộng bình định vùng chiếm đóng
  • D. Xoay chuyển cục diện chiến tranh, kết thúc chiến tranh trong danh dự

Câu 7: Hậu quả nghiêm trọng nhất từ chính sách cướp bóc của Pháp - Nhật đối với nhân dân Việt Nam là gì?

  • A. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng
  • B. Khoảng 2 triệu người dân Việt Nam chết đói
  • C. Cách mạng bùng nổ trong cả nước
  • D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Câu 8: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc là:

  • A. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đến tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
  • B. Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18/6/1919).
  • C. Đọc sơ thảo luân cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (7/1920)
  • D. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920).

Câu 9: Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

  • A. Kẻ thù đông và mạnh, nền độc lập, tự do của đất nước bị đe doạ nghiêm trọng
  • B. Sự non yếu của chính quyền mới thành lập.
  • C. Những di hại do chế độ thực dân, phong kiến để lại trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội.
  • D. A, B và C đúng.

Câu 10: Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) thực dân Pháp đã làm gì?

  • A. Tăng cường bóc lột công nhân Pháp.
  • B. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương.
  • C. Tăng cường bóc lột các nước thuộc địa.
  • D. Vừa bóc lột công nhân và nhân dân lao động chính quốc vừa bóc lột các nước thuộc địa.

Câu 11: Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì?

  • A. Tiếp tục đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp.
  • B. Đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne- vơ, bảo vệ hòa bình.
  • C. Bảo vệ miền Bắc XHCN, để Miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
  • D. Chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi quyền tự do, dân chủ.

Câu 12: Các tổ chức quần chúng trong Mặt trận Việt Minh đều có tên gọi chung là

  • A. Hội Phản đế.
  • B. Hội Cứu tế.
  • C. Hội Ái hữu.
  • D. Hội Cứu quốc

Câu 13: Đường lối chiến lược của cách mạng Đông Dương được xác định như thế nào trong Luận Cương chính trị (10-1930)?

  • A. Tiến hành cuộc tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản
  • B. Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa
  • C. Tiến hành cách mạng ruộng đất để tiến tới xã hội cộng sản
  • D. Tiến hành giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất

Câu 14: Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam?

  • A. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.
  • B. Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn.
  • C. Quân đội Mĩ, quân đồng minh.
  • D. Quân đội Sài Gòn, quân đồng minh.

Câu 15: Sau khi kí hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) thực dân Pháp có thái độ và hành động như thế nào?

  • A. Nghiêm chỉnh thi hành hiệp định
  • B. Chuẩn bị rút quân về nước
  • C. Tiếp tục câu kết với Trung Hoa Dân Quốc chống phá cách mạng Việt Nam
  • D. Tìm cách phá hoại hiệp định, gây xung đột vũ trang

Câu 16: Việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa gì?

  • A. Đáp ứng nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân xây dựng Việt Nam độc lập và thống nhất.
  • B. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước.
  • C. Tạo điều kiện thuận lợi để cả nước cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến lên chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ quốc tế.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 17: Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì (đại biểu là Nguyễn Phan Long, Bùi Quang Chiêu) đã thành lập ………………. để tập họp lực lượng.

  • A. Đảng Lập hiến Đông Dương
  • B. Tân Việt cách mạng Đảng
  • C. Đông Dương cộng sản Đảng
  • D. Việt Nam Quốc dân Đảng

Câu 18: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ và hoàn thành thống nhất đất nước về nhiệm vụ nhà nước, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới đó là gì?

  • A. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1976-1980).
  • B. Đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.
  • C. Cải tạo quan hệ sản xuất.
  • D. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH.

Câu 19: Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là gì?

  • A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân ta tiến lên giải phỏng hoàn toàn miền Nam.
  • B. Làm cho tinh thần địch hốt hoảng, mất khả năng chiến đấu.
  • C. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới : Từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam
  • D. Đó là thắng lợi mở đầu, có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Câu 20: Đâu không phải là những khó khăn và tồn tại của Việt Nam sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986-2000)

  • A. Kinh tế phát triển chưa bền vững
  • B. Một số vấn đề văn hóa, xã hội bức xúc chưa được giải quyết
  • C. Tình trạng quan liêu, tham nhũng
  • D. Sự chia rẽ khối đoàn kết dân tộc
Xem đáp án
  • 17 lượt xem