Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật (P3)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn câu sai trong các câu sau?
- A. Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
- B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
- C. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.
- D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.
Câu 2: Những hiểu biết về giới hạn sinh thái của sinh vật có ý nghĩa
- A. đối với sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập vật nuôi
- B. ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
- C. trong việc giải thích sự phân bố của các sinh vật trên Trái Đất, ứng dụng trong việc di – nhập, thuần hóa các giống vật nuôi, cây trồng trong nông nghiệp
- D. đối với sự phân bố sinh vật trên Trái Đất, thuần hóa các giống vật nuôi
Câu 3: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới:
- A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.
- B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.
- C. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.
- D. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.
Câu 4: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể là
- A. hỗ trợ lẫn nhau trong tim kiếm thức ăn và chống lại kẻ thù
- B. hỗ trợ lẫn nhau trong việc chống lại kẻ thù. Đảm bảo khả năng sống ót và sinh sản của các cá thể
- C. đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơ với điều kiện môi trường
- D. hạn chế khả năng chống chịu với điều kiện của môi trường
Câu 5: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là
- A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, mật độ, kích thước, kiểu tăng trưởng
- B. sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
- C. cấu trúc giới tính, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
- D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
Câu 6: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm:
- A. đang sinh sản và sau sinh sản.
- B. đang sinh sản.
- C. trước sinh sản và đang sinh sản.
- D. trước sinh sản.
Câu 7: Xét quần thể các loài:
- Cá trích
- Cá mập
- Tép
- Tôm bạc
Kích thước quần thể của các loài theo thứ tự lớn dần là
A. (1), (2), (3) và (4)
B. (2), (3),(4) và (1)
- C. (2), (1), (4) và (3)
D. (3), (2), (1) và (4)
Câu 8: Quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học trong điều kiện nào sau đây?
- A. Nguồn sống trong môi trường không hoàn toàn thuận lợi, gây nên sự xuất cư theo mùa.
- B. Nguồn sống trong môi trường rất dồi dào, hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể.
C. Nguồn sống trong môi trường không thuận lợi, hạn chế về khả năng sinh sản của loài.
D. Không gian cư trú của quần thể bị giới hạn, gây nên sự biến động số lượng cá thể.
Câu 9: Điều không đúng về cơ chế tham gia điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là?
- A. Sự thay đổi mức độ sinh sản và tử vong dưới tác động của nhân tố vô sinh và hữu sinh.
- B. Sự cạnh tranh cùng loài và sự di cư của một bộ phận hay cả quần thể.
- C. Sự điều chỉnh vật ăn thịt và vật kí sinh.
- D. Tỉ lệ sinh tăng thì tỉ lệ tử giảm trong quần thể.
Câu 10: Trong quá trình tiến hóa, các loài đều hướng tới việc tăng mức sống sót bằng cách, trừ:
- A. chăm sóc trứng và con non.
- B. tăng tần số giao phối giữa cá thể đực và cá thể cái
- C. chuyển từ thụ tình ngoài sang thụ tinh trong.
- D. đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Câu 11: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái
- A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất
- B. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất
- C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường
- D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất
Câu 12: Nhiệt độ ảnh hưởng tới động vật qua các đặc điểm sau
- A. sinh thái, hình thái, quá trình sinh lí, hoạt động sống
- B. hoạt động kiếm ăn, hình thái, quá trình sinh lí
- C. sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí
- D. sinh thái, sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí
Câu 13: Cây ưa sáng có đặc điểm nào sau đây?
- A. Lá có màu xanh nhạt, hạt lục lạp nhỏ
- B. Phiến lá mỏng, có nhiều tế bào mô giậu
- C. Phiến lá mỏng, không có tế bào mô giậu
- D. Lá cây có màu xanh sẫm, hạt lục lạp lớn
Câu 14: Cho các thông tin về giới hạn nhiệt độ của các loài sinh vật dưới đây:
- Loài chân bụng Hydrobia aponenis: (+1°C) – (+60°C).
- Loài đỉa phiến: (+0,5°C) – (+24°C).
- Loài chuột cái đài nguyên: (-5°C) – (+30°C).
- Loài cá chép Việt Nam: (+2°C) – (+44°C).
Trong các loài trên, loài nào có khả năng phân bố rộng nhất?
- A. Cá chép
- B. Chân bụng Hydrobia aponenis
- C. Đỉa phiến
- D. Chuột cát
Câu 15: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể là
- A. hỗ trợ lẫn nhau trong tim kiếm thức ăn và chống lại kẻ thù
- B. hỗ trợ lẫn nhau trong việc chống lại kẻ thù. Đảm bảo khả năng sống ót và sinh sản của các cá thể
- C. đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơ với điều kiện môi trường
- D. hạn chế khả năng chống chịu với điều kiện của môi trường
Câu 16: Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ
- A. hỗ trợ cùng loài
- B. cạnh tranh cùng loài
- C. hỗ trợ khác loài
- D. ức chế - cảm nhiễm
Câu 17: Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?
- A. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã
- B. Chim ở Trường Sa.
- C. Cá ở Hồ Tây.
- D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ.
Câu 18: Trong quần thể, sự phân bố ngẫu nhiên của các cá thể có ý nghĩa
- A. giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
- B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa cá cá thể trong quần thể
- C. giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
- D. làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể
Câu 19: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi:
- A. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
- B. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
- C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
- D. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 20: Đặc điểm của các loài sinh vật trong rừng mưa nhiệt đới:
- A. Có ổ sinh thái rộng và mật độ quần thể thấp
- B. Có ổ sinh thái rộng và mật độ quần thể cao
- C. Có ổ sinh thái hẹp và mật độ quần thể thấp
- D. Có ổ sinh thái hẹp và mật độ quần thể cao
Câu 21: Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 1000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,5 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 650 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 10%/năm. Trong điều kiện không có di – nhập cư, tỉ lệ sinh sản của quần thể là bao nhiêu?
- A. 30%.
- B. 20%
- C. 40%.
- D. 10%.
Câu 22: Trong quần thể, thường không có kiểu phân bố nào sau đây?
- A. phân bố ngẫu nhiên.
- B. phân tầng.
- C. phân bố đồng đều.
- D. phân bố theo nhóm.
Câu 23: Những yếu tố nào không ảnh hưởng tới kích thước quần thể?
- A. tỉ lệ giới tính
- B. sinh sản
- C. tử vong
- D. nhập cư và xuất cư
Câu 24: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
- B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.
- C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.
- D. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.
Câu 25: Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?
- A. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng tự phối
- B. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối
- C. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính
- D. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối
Câu 26: Cho các thông tin sau:
(1) Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
(2) Giảm bớt tính chất căng thẳng của sự cạnh tranh.
(3) Tăng khả năng sử dụng nguồn sống từ môi trường.
(4) Tìm nguồn sống mới phù hợp với từng cá thể.
Những thông tin nói về ý nghĩa của sự nhập cư hoặc di cư của những cá thể cùng loài từ quần thể này sang quần thể khác là:
- A. (1), (2), (3)
- B. (1), (3), (4)
- C. (1), (2), (4)
- D. (2), (3), (4)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 20: Tạo giống nhờ công nghệ gen (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P4)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
- Trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 12 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 15: Bài tập chương 1 và chương 2
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 9: Quy luật của Menđen: Quy luật phân li độc lập (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cơ thể di truyền và biến dị (P1)