Trắc nghiệm sinh học 8 chương 2: Vận động (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chương 2: Vận động (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây?

  • A. Mô xương cứng
  • B. Mô xương xốp
  • C. Sụn bọc đầu xương
  • D. Màng xương

Câu 2: Ở xương dài, màng xương có chức năng gì ?

  • A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động
  • B. Giúp xương dài ra
  • C. Giúp xương phát triển to về bề ngang.
  • D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng

Câu 3: Tại sao khi còn bé, nếu gánh nặng thường xuyên thì sẽ không cao lên được?

  • A. Vì xương không dài ra được
  • B. Vì thiếu chất xương tạo xương mỏi
  • C. VÌ hai tấm sụn hóa xương nhanh nên không dài ra được
  • D. Vì hai tấm sụn tăng trưởng ở gần hai đầu xương hóa xương hết nên xương không dài ra được

Câu 4: Bộ xương người được chia làm mấy phần? Đó là những phần nào?

  • A. 3 phần: xương đầu, xương thân, xương các chi
  • B. 4 phần: xương đầu, xương thân, xương tay, xương chân.
  • C. 2 phần: xương đầu, xương thân
  • D. 3 phần: xương đầu, xương cổ, xương thân

Câu 5: Trong các khớp sau: khớp ngón tay, khớp gối, khớp sọ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp khuỷu tay. Có bao nhiêu khớp thuộc dạng khớp động?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 6: Loại khớp ở giữa xương có đĩa sụn và mức độ vận động hạn chế là:

  • A. Khớp bán động
  • B. Khớp động
  • C. Khớp bất động
  • D. Tất cả các loại khớp trên

Câu 7: Các xương dài ở trẻ em tiếp tục dài ra được là nhờ tác dụng:

  • A. Mô xương xốp
  • B. Đĩa sụn phát triển
  • C. Chất tủy vàng trong khoang xương
  • D. Chất tủy đỏ có trong đầu xương

Câu 8: Biên độ co cơ có mối tương quan như thế nào với khối lượng của vật cần di chuyển ?

  • A. Biên độ co cơ chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác
  • B. Biên độ co cơ không phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển
  • C. Biên độ co cơ tỉ lệ thuận với khối lượng của vật cần di chuyển
  • D. Biên độ co cơ tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật cần di chuyển

Câu 9: Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?

  • A. Ngón út
  • B. Ngón giữa
  • C. Ngón cái
  • D. Ngón trỏ

Câu 10: Hiện tượng mỏi cơ có liên quan mật thiết đến sự sản sinh loại axit hữu cơ nào?

  • A. axit axetic
  • B. axit malic
  • C. axit acrylic
  • D. axit lactic

Câu 11: Biên độ đo cơ có mối tương quan như thế nào với khối lượng của vật cần di chuyển?

  • A. Biên độ co cơ chỉ phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển mà không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác
  • B. Biên độ co cơ không phụ thuộc vào khối lượng của vật cần di chuyển
  • C. Biên độ co cơ tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật cần di chuyển
  • D. Biên độ co cơ tỉ lệ thuận với khối lượng của vật cần di chuyển

Câu 12: Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào?

  • A. Ngồi học không đúng tư thế
  • B. Đi giày, guốc cao gót
  • C. Thức ăn thiếu canxi
  • D. Thức ăn thiếu vitamin A, C, D

Câu 13: Để cơ và xương phát triển cân đối, chúng ta cần lưu ý điều gì?

  • A. Khi đi, đứng hay ngồi học/ làm việc cần giữ đúng tư thế tránh cong vẹo cột sống
  • B. Lao động vừa sức
  • C. Rèn luyện thân thể thường xuyên
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 14: Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại ?

  • A. Xương đốt sống
  • B. Xương bả vai
  • C. Xương cánh chậu
  • D. Xương sọ

Câu 15: Ở xương dài, màng xương có chức năng gì ?

  • A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động
  • B. Giúp xương dài ra
  • C. Giúp xương phát triển to về bề ngang
  • D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng

Câu 16: Hoạt động co cơ có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp cơ thể di chuyển
  • B. Giúp cơ thể vận động
  • C. Con người lao động được
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 17: Khi cơ co thì bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang là do:

  • A. Vân tối dày lên
  • B. Một đầu cơ to và một đầu cố định
  • C. Các tơ mảnh xuyên xâu vào vùng tơ dày làm vân tối ngắn lại
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 18: Đặc điểm cấu tạo của hệ cơ phù hợp với chức năng vận động?

  • A. Sợi cơ cấu tạo bởi hai loại tơ cơ có khả năng lồng và xuyên sâu vào vùng phân bố của nhau. Khi cơ co, làm cho sợi cơ rút lại và tạo ra lực kéo
  • B. Nhiều tế bào cơ hợp thành bó cơ mành liên kết bao bọc, nhiều bó cơ hợp thành bắp cơ. Các bắp cơ nối vào xương. Do đó khi sợi cơ co rút dẫn đến bắp cơ co rút lại, kéo xương chuyển dịch và vận động
  • C. Số lượng cơ của cơ thể rất nhiều (600 cơ) đủ để liên kết với toàn bộ xương để tạo ra bộ máy vận động cho cơ thể
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 19: Chất khoáng chủ yếu cấu tạo nên xương người là

  • A. sắt.
  • B. canxi.
  • C. phôtpho.
  • D. magiê.

Câu 20: Cơ có hai tính chất cơ bản, đó là

  • A. co và dãn.
  • B. gấp và duỗi.
  • C. phồng và xẹp.
  • D. kéo và đẩy.

Câu 21: Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú ?

  • A. Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.
  • B. Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.
  • C. Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú.
  • D. Tất cả các phương án đưa ra.
Xem đáp án
  • 10 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021