Trắc nghiệm sinh học 8 chương 6: Trao đổi vật chất và năng lượng (P2)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 8 chương 6: Trao đổi vật chất và năng lượng (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm

  • A. Tổng hợp chất hữu cơ và phân giải chất hữu cơ.
  • B. Tích luỹ năng lượng và giải phóng năng lượng.
  • C. Đồng hoá và dị hoá.
  • D. Tổng hợp và tích luỹ năng lượng.

Câu 2: Sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể thực chất là

  • A. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường ngoài.
  • B. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường trong.
  • C. Sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường ngoài.
  • D. Sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường trong.

Câu 3: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào có mối quan hệ là:

  • A. Trao đổi chất ở cấp cơ thể cung cấp chất dinh dưỡng và 02 cho tế bào và nhận các chất thải.
  • B. Trao đổi chất ở cấp tế bào giải phóng năng lượng cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể.
  • C. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường ngoài và trong.
  • D. Cả A và B.

Câu 4: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái ?

  • A. Tất cả các phương án còn lại.
  • B. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào.
  • C. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím.
  • D. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt.

Câu 5: Hiện tượng “nổi da gà” là biểu hiện của hiện tượng

  • A. Giảm thoát nhiệt.
  • B. Tăng sinh nhiệt,
  • C. Tăng thoát nhiệt.
  • D. Cả A và B.

Câu 6: Mùa hè, trời nóng oi bức nên mặc áo chống nắng màu gì?

  • A. Màu đen
  • B. Màu tối
  • C. Màu trắng
  • D. Màu tím

Câu 7: Nhiệt năng được giải phóng:

  • A. Trong quá trình lấy thức ăn vào cơ thể.
  • B. Trong quá trình thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
  • C. Trong quá trình dị hoá.
  • D. Trong quá trình đồng hoá.

Câu 8: Ở động vật có lông dày có hiện tượng xù lông để

  • A. Tăng khả năng thoát nhiệt cho cơ thể
  • B. Tăng khả năng giữ nhiệt.
  • C. Giảm thân nhiệt của cơ thể.
  • D. Cả A và C.

Câu 9: Khi trời nóng hoặc lao động nặng cơ thể thường tiết mồ hôi?

  • A. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
  • B. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co lại giúp giữ nhiệt, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
  • C. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp giữ nhiệt , khi nhiệt độ đến mức tối đa thì tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
  • D. Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da co giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

Câu 10: Sự trao đổi chất được thể hiện ở

  • A. Cấp độ cơ thể.
  • B. Cấp độ tế bào.
  • C. Cấp độ mô.
  • D. 2 cấp độ là cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào.

Câu 11: Loại quả nào dưới đây có chứa nhiều tiền chất của vitamin A ?

  • A. Mướp đắng
  • B. Gấc
  • C. Chanh
  • D. Táo ta

Câu 12: Điều nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hô hấp tế bào?

  • A. Hô hấp tế bào tạo ra năng lượng ATP
  • B. Hô hấp tế bào là quá trình dị hóa
  • C. Là quá trình chuyển đổi năng lượng có trong chất dinh dưỡng
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 13: Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc

  • A. Sự điều khiển của hộ thần kinh và các hoocmôn do tuyến nội tiết tiết ra.
  • B. Sự điều khiển của hệ thần kinh.
  • C. Thành phần thức ăn lấy vào.
  • D. Cấu tạo của hệ tiêu hoá.

Câu 14: Năng lượng cần thiết của người lớn trong thời gian một ngày khoảng bao nhiêu?

  • A. 50 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày
  • B. 100 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày
  • C. 150kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày
  • D. 200 kcal/kg trọng lượng cơ thể/ngày

Câu 15: Tại sao mùa đông hay đi tiểu nhiều hơn?

  • A. Các mạch máu dãn, tăng lưu thông đến da và các cơ quan nội tạng quan trọng, giúp chúng giữ ấm.
  • B. Mạch máu co lại làm huyết áp giảm, lúc này thận làm việc nhiều để tăng thể tích máu và huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.
  • C. Mạch máu co lại làm huyết áp tăng, lúc này thận làm việc nhiều để giảm thể tích máu và hạ huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.
  • D. Mạch máu co lại làm huyết áp tăng, lúc này thận làm việc nhiều để tăng thể tích máu và hạ huyết áp, chất lỏng dư thừa tạo thành nước tiểu.

Câu 16: Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình

  • A. đều xảy ra sự tổng hợp các chất.
  • B. đều xảy ra sự tích luỹ năng lượng.
  • C. đối lập nhau.
  • D. mâu thuẫn nhau.

Câu 17: Sắp xếp theo thứ tự thường xuyên xuất hiện trong khẩu phần dinh dưỡng của người việt?

  • A. Ngũ cốc => rau củ => trái cây => cá, thịt, sữa,… => dầu mỡ => đường => muối
  • B. Rau củ => trái cây => ngũ cốc => cá, thịt, sữa,… => dầu mỡ => đường => muối
  • C. Rau củ => trái cây => ngũ cốc => cá, thịt, sữa,… => dầu mỡ => đường => muối
  • D. Ngũ cốc => cá, thịt, sữa,…=> rau củ => trái cây => dầu mỡ => đường => muối

Câu 18: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp ?

  • A. Nước tiểu
  • B. Mồ hôi
  • C. Khí ôxi
  • D. Khí cacbônic

Câu 19: Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu ?

  • A. Hạch thần kinh
  • B. Dây thần kinh
  • C. Tuỷ sống
  • D. Não bộ

Câu 20: Ở người bình thường, nhiệt độ đo được ở miệng là

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Xem đáp án
  • 21 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021