Trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Các thí nghiệm của Menden (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm sinh học 9 chương 1: Các thí nghiệm của Menden (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tính trạng là:

  • A. Những đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể
  • B. Những đặc điểm sinh lí, sinh hóa của một cơ thể
  • C. Những biểu hiện về hình thái của cơ thể
  • D. Cả B và C

Câu 2: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?

  • A. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (aa).
  • B. Mẹ mắt xanh (aa) x bố mắt đen (AA).
  • C. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt đen (AA).
  • D. Mẹ mắt đen (Aa) bố mắt đen (Aa).

Câu 3: Trong phương pháp nghiên cứu của Menđen không có nội dung nào sau đây?

  • A. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được, từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng đó của bố mẹ cho các thế hệ sau.
  • B. Kiểm tra độ thuần chủng của bố mẹ trước khi đem lai.
  • C. Lai phân tích cơ thể lai F3.
  • D. Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.

Câu 4: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do

  • A. một nhân tố di truyền quy định.
  • B. một cặp nhân tố di truyền quy định.
  • C. hai nhân tố di truyền khác loại quy định.
  • D. hai cặp nhân tố di truyền quy định.

Câu 5: Khi lai hai cơ thể mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì:

  • A. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
  • B. F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
  • C. F1 đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn
  • D. F2 phân li tính trạng theo tỷ lệ trung bình 1 trội : 1 lặn

Câu 6: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu hà lan di truyền độc lập vì:

  • A. tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó
  • B. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn
  • C. F2 có 4 kiểu hình
  • D. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp

Câu 7: Điểm giống nhau trong kết quả lai một tính trạng trong trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn là:

  • A. kiểu gen và kiểu hình F1.
  • B. kiểu gen và kiểu hình F2.
  • C. kiểu gen F1 và F2.
  • D. kiểu hình F1 và F2.

Câu 8: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Cho cây cà chua thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục F1 sẽ cho kết quả như thế nào nếu P thuần chủng? (biết các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử và tính trạng thân cao, quả tròn là trội so với thân thấp, quả bầu dục).

  • A. 100% thân cao, quả tròn.
  • B. 50% thân cao, quả tròn : 50% thân thấp, quả bầu dục.
  • C. 50% thân cao, quả bầu dục : 50% thân thấp, quả tròn.
  • D. 100% thân thấp, quả bầu dục.

Câu 9: Tính trạng do 1 cặp alen quy định có quan hệ trội – lặn không hoàn toàn thì hiện tượng phân li ở F2 được biểu hiện như thế nào?

  • A. 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.
  • B. 2 trội : 1 trung gian : 2 lặn.
  • C. 3 trội : 1 lặn.
  • D. 100% trung gian.

Câu 10: Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn vói nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là:

  • A. 9 hạt vàng, nhăn: 3 hạt vàng, trơn: 3 xanh, nhăn: 1 xanh, trơn
  • B. 9 vàng, trơn: 3 xanh, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn
  • C. 9 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn: 3 vàng, trơn: 1 xanh, trơn
  • D. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn

Câu 11: Giả sử: A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. A và B trội hoàn toàn so với a và b, các gen phân li độc lập. Bố mẹ có kiểu gen là: AABb và aabb. Tỷ lệ phân tính ở đời con sẽ như thế nào?

  • A. Có tỷ lệ phân li 1: 1
  • B. Có tỷ lệ phân li 1: 2 : 1
  • C. Có tỷ lệ phân li 9: 3: 3: 1
  • D. Có tỷ lệ phân li 1: 1: 1: 1

Câu 12: Điều kiện cơ bản để cơ thể lai F1 biểu hiện một tính trạng trong cặp tính trạng tương phản của bố hoặc mẹ là:

  • A. Bố mẹ đem lai phải thuần chủng
  • B. Phải có nhiều cá thể lai F1
  • C. Bố mẹ thuần chủng, tính trạng trội hoàn toàn
  • D. Tổng tỉ lệ kiểu hình ở F2 phải bằng 4

Câu 13: Trường hợp nào sau đây đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình?

  • A. Trội hoàn toàn.
  • B. Phân li độc lập.
  • C. Phân li.
  • D. Trội không hoàn toàn.

Câu 14: Thuyết giao tử thuần khiết giải thích bản chất sự xuất hiện tính trạng lặn ở đời F2 trong thí nghiệm lai 1 tính của Menđen là:

  • A. Trong cơ thể F1, alen lặn bị lấn át bởi alen trội nên đến F2 mới biểu hiện.
  • B. F1 là cơ thể lai nhưng tạo giao tử thuần khiết, trong đó có giao tử mang alen lặn.
  • C. Tính trạng lặn chỉ được biểu hiện ở thế đồng hợp lặn.
  • D. Tính trạng lặn không được biểu hiện ở F1 mà chỉ xuất hiện ở F2 với tỉ lệ trung bình là 1/4.

Câu 15: Trường hợp nào sau đây là gen không alen?

  • A. Các gen cùng lôcut, không quan hệ với nhau trong việc quy định 1 tính trạng nào đó.
  • B. Các gen khác lôcut.
  • C. Các gen khác lôcut, không cùng quy định 1 tính trạng.
  • D. Các gen khác lôcut, cùng quy định 1 tính trạng.

Câu 16: Gen alen có đặc điểm nào?

1. Gồm 2 alen có cùng lôcut, mỗi alen nằm trên một NST của cặp NST tương đồng,

2. Mỗi alen trong 1 cặp alen có nguồn gốc 1 alen của bố, 1 alen của mẹ.

3. Có vị trí khác nhau trên cặp NST tương đồng.

4. Cùng tham gia xác định sự phát triển của một tính trạng nào đó.

Phương án đúng là:

  • A. 1,2
  • B. 2, 4.
  • C. 1,2, 4
  • D. 1, 2, 3, 4.

Câu 17: Để tiến hành lai 1 cặp tính trạng, Menđen đã sử dụng đối tượng nào sau đây là chủ yếu?

  • A. Chuột.
  • B. Ruồi giấm.
  • C. Đậu Hà Lan.
  • D. Ong.

Câu 18: Trong trường hợp trội không hoàn toàn, vì sao không cần sử dụng lai phân tích người ta cũng phân biệt được cá thể đồng hợp trội với dị hợp?

  • A Vì gen trội át không hoàn toàn gen lặn.
  • B Vì mỗi loại kiểu gen tương ứng với một loại kiểu hình,
  • C. Vì có thể sử dụng phương pháp tự thụ.
  • D Vì các cá thể đồng hợp trội và dị hợp đều có kiểu hình như nhau.

Câu 19: Cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở cây F2 là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F2?

  • A. Lai cây hoa đỏ F2 với cây F1 .
  • B. Cho cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn.
  • C. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ P.
  • D. Lai phân tích cây hoa đỏ F2

Câu 20: Nguyên nhân nào dẫn đến sự giống nhau về tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 vàF2 trong trường hợp lai 1 tính trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn?

  • A. Do bố mẹ và các thế hệ lai tạo các kiểu giao tử bằng nhau.
  • B. Do cơ sở tế bào học giống nhau.
  • C. Do quá trình giảm phân tạo giao tử giống nhau.
  • D. Do quá trình thụ tinh xuất hiện số kiểu tổ hợp như nhau.
Xem đáp án
  • 108 lượt xem