Trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 9 chương 3: Quang học (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?

  • A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.
  • B. Khi ta soi gương.
  • C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.
  • D. Khi ta xem chiếu bóng.

Câu 2: Pháp tuyến là đường thẳng

  • A. tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.
  • B. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới.
  • C. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.
  • D. song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 3: Mặt Trăng là:

  • A. vật hắt sáng
  • B. nguồn sáng nhân tạo
  • C. nguồn sáng tự nhiên
  • D. vật đen tuyệt đối

Câu 4: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’

  • A. là ảnh thật, lớn hơn vật.
  • B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
  • C. ngược chiều với vật.
  • D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật.

Câu 5: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló

  • A. đi qua tiêu điểm
  • B. song song với trục chính
  • C. truyền thẳng theo phương của tia tới
  • D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm

Câu 6: Một tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xiên góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:

  • A. Góc khúc xạ sẽ lớn hơn góc tới.
  • B. Góc khúc xạ sẽ bằng góc tới.
  • C. Góc khúc xạ sẽ nhỏ hơn góc tới.
  • D. Cả ba trường hợp A, B, C đều có thể xảy ra.

Câu 7: Khi ta tăng góc tới lên, góc khúc xạ biến đổi như thế nào?

  • A. Góc tới tăng, góc khúc xạ giảm.
  • B. Góc tới tăng, góc khúc xạ tăng.
  • C. Góc tới tăng, góc khúc xạ không đổi.
  • D. Cả B và C đều đúng.

Câu 8: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành

  • A. chùm tia phản xạ.
  • B. chùm tia ló hội tụ.
  • C. chùm tia ló phân kỳ.
  • D. chùm tia ló song song khác.

Câu 9: Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.

  • A. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.
  • B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến.
  • C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
  • D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.

Câu 10: Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng

  • A. tiêu cự của thấu kính.
  • B. hai lần tiêu cự của thấu kính.
  • C. bốn lần tiêu cự của thấu kính.
  • D. một nửa tiêu cự của thấu kính.

Câu 11: Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25 cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là:

  • A. 12,5 cm
  • B. 25 cm
  • C. 37,5 cm
  • D. 50 cm

Câu 12: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ:

  • A. càng lớn và càng gần thấu kính.
  • B. càng nhỏ và càng gần thấu kính.
  • C. càng lớn và càng xa thấu kính.
  • D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.

Câu 13: Một người quan sát vật AB qua một thấu kính phân kì, đặt cách mắt 8 cm thì thấy ảnh của mọi vật ở xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng 64 cm trở lại. Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì:

  • A. 40 cm
  • B. 64 cm
  • C. 56 cm
  • D. 72 cm

Câu 14: Một vật AB đặt trước một máy ảnh và cách vật kính của máy 3,6m. Ta thu được một ảnh trên phim cao 2,5cm và cách vật kính 12 cm. Chiều cao của vật AB là:

  • A. 7,5 mm
  • B. 7,5 cm
  • C. 75 cm
  • D. 7,5 m

Câu 15: Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở:

  • A. thể thủy tinh của mắt.
  • B. võng mạc của mắt.
  • C. con ngươi của mắt.
  • D. lòng đen của mắt.

Câu 16: Biểu hiện của mắt lão là:

  • A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.
  • B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.
  • C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
  • D. không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

Câu 17: Mắt cận có điểm cực viễn

  • A. ở rất xa mắt.
  • B. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.
  • C. gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.
  • D. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt lão.

Câu 18: Có thể dùng kính lúp để quan sát:

  • A. trận bóng đá trên sân vận động.
  • B. một con vi trùng.
  • C. các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay.
  • D. kích thước của nguyên tử.

Câu 19: Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là:

  • A. f = 5m
  • B. f = 5cm
  • C. f = 5mm
  • D. f = 5dm

Câu 20: Khi quan sát một đồng xu trong chậu đựng nước thì ta nhận thấy đồng xu:

  • A. Vẫn bình thường.
  • B. Xa mặt thoáng hơn.
  • C. Gần mặt thoáng hơn.
  • D. Cả 3 phương án đều sai.

Câu 21: Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu tím, chùm tia ló có màu:

  • A. đỏ
  • B. vàng
  • C. tím
  • D. trắng

Câu 22: Hiện tượng nào trong các hiện tượng sau không phải là hiện tượng phân tích ánh sáng?

  • A. Hiện tượng cầu vồng.
  • B. Ánh sáng màu trên váng dầu.
  • C. Bong bóng xà phòng.
  • D. Ánh sáng đi qua lăng kính bị lệch về phía đáy.

Câu 23: Khi trộn các ánh sáng có màu dưới đây. Trường hợp nào không tạo ra được ánh sáng trắng?

  • A. Trộn ánh sáng đỏ, lục, lam với độ sáng thích hợp.
  • B. Trộn ánh sáng vàng, đỏ tươi, vàng, lục, lam với độ sáng thích hợp.
  • C. Trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp.
  • D. Trộn ánh sáng đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím với độ sáng thích hợp.

Câu 24: Chọn câu đúng

  • A. Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng có màu đỏ.
  • B. Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng.
  • C. Mái tóc đen ở đâu cũng thấy là mái tóc đen.
  • D. Hộp bút màu xanh để trong phòng tối vẫn thấy màu xanh

Câu 25: Dưới ánh sáng đỏ ta thấy một người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ đó chắc chắn không phải là chiếc áo màu:

  • A. trắng
  • B. đỏ
  • C. hồng
  • D. tím
Xem đáp án
  • 12 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021