Trắc nghiệm vật lý 10 bài 4: Sự rơi tự do

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 10 bài 4: Sự rơi tự do. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng?

  • A. Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
  • B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc
  • C. Khi rơi tự do, vật nào ở đọ cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.
  • D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.

Câu 2: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?

  • A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.
  • B. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.
  • C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
  • D. Một chiếc lá đang rơi.

Câu 3: Hai vật A và B rơi tự do ở cùng một thời điểm và hai độ cao khác nhau h1 và h2. Thời gian chạm đất của vật thứ hai gấp 9 lần thời gian chạm đất của vật thứ nhất. Tỉ số bằng

  • A. .
  • B. 3.
  • C. 81.
  • D.

Câu 4: Một vật rơi thẳng đứng từ độ cao 19,6 m với vận tốc ban đầu bang 0 (bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2). Thời gian vật đi được 1 m cuối cùng bằng?

  • A. 0,05 s.
  • B. 0,45 s.
  • C. 1,95 s.
  • D. 2 s.

Câu 5: Để ước lượng độ sâu của một chiếc giếng cạn nước, một người dùng đồng hồ bấm giây, ghé sát tai vào miệng giếng và thả một hòn đá rơi tự do từ miệng giếng; sau 3 s thì người đó nghe thấy tiếng hòn đá đập vào đáy giếng. Giả sử vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s, lấy g = 9 ,9 m/s2. Độ sâu ước lượng của giếng là:

  • A. 43 m.
  • B. 45 m.
  • C. 39 m.
  • D. 41 m.

Câu 6: Trong suốt giây cuối cùng, một vật rơi tự do đi được một đoạn đường bằng nửa độ cao toàn phần h kể từ vị trí ban đầu của vật. Độ cao h đo (lấy g = 9,8 m/s2) bằng?

  • A. 9,8 m.
  • B. 19,6 m.
  • C. 29,4 m.
  • D. 57 m.

Câu 7: Hai vật ở độ cao h1 và h2 = 10 m, cùng rơi tự do với vận tốc ban đầu bằng 0. Thời gian rơi của vật thứ nhất bằng nửa thời gian rơi của vật thứ hai. Độ cao h1 bằng?

  • A. 10√2 m.
  • B. 40 m.
  • C. 20 m.
  • D. 2,5 m.

Câu 8: Trong 3 s cuối cùng trước khi chạm đất một vật rơi tự do đi được quãng đường bằng quãng đường toàn bộ mà nó rơi được. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2 Thời gian rơi và độ cao ban đầu của vật lần lượt là

  • A. 28,4 s; 4033 m.
  • B. 32,4 s; 3280 m.
  • C. 16,2 s; 4560 m.
  • D. 19,3 s; 1265 m.

Câu 9: Một viên đá được thả từ một khí cầu đang bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 5 m/s, ở độ cao 300 m. Viên đá chạm đất sau khoảng thời gian?

  • A. 8,35 s.
  • B. 7,8 s.
  • C. 7,3 s
  • D. 1,5 s.

Câu 10: Vật I được ném lên thẳng đứng với vận tốc 10 m/s. Cùng lúc đó tại điểm có độ cao bằng độ cao cực đại mà vật I lên tới, người ta ném xuống thẳng đứng vật II cùng vận tốc 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Hai vật gặp nhau sau thời gian

  • A. 0,5 s.
  • B. 0,75 s.
  • C. 0,15 s.
  • D. 0,25 s.

Câu 11: Một vật rơi từ độ cao 10 m so với một sàn thang máy đang nâng đều lên với vận tốc 0,5 m/s để hứng vật. Trong khi vật rơi để chạm sàn, sàn đã được nâng lên một đoạn bằng (g = 10 m/s2)?

  • A. 0,7 m.
  • B. 0,5 m.
  • C. 0,3 m.
  • D. 0,1 m.

Câu 12: Một vật nhỏ rơi tự do từ các độ cao h=80 m so với mặt đất. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1 giây cuối cùng trước khi chạm đất là?

  • A. 5 m.
  • B. 35 m.
  • C. 45 m.
  • D. 20 m.

Câu 13: Hai chất điểm rơi tự do từ các độ cao h1, h2. Coi gia tốc rơi tự do của chúng là như nhau. Biết vận tốc tương ứng của chúng khi chạm đất là v1 = 3v2 thì tỉ số giữa hai độ cao tương ứng là?

  • A. h1 = (1/9)h2.
  • B. h1 = (1/3)h2.
  • C. h1 = 9h2.
  • D. h1 = 3h2.

Câu 14: Một vật rơi tự do tại nơi có g =10 m/s2. Trong 2 giây cuối vật rơi được 180 m. Thời gian rơi của vật là?

  • A. 6 s.
  • B. 8 s.
  • C. 10 s.
  • D. 12 s.

Câu 15: Một vật được thả tự do với vận tốc ban đầu bằng 0 và trong giây cuối cùng nó đi được nửa đoạn đường rơi. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật là?

  • A. 0,6 s.
  • B. 3,4 s.
  • C. 1,6 s.
  • D. 5 s.

Câu 16: Một vật được thả rơi tự do từ một độ cao so với mặt đất thì thời gian rơi là 5 s. Nếu vật này được thả rơi tự do từ cùng một độ cao nhưng ở Mặt Trăng (có gia tốc rơi tự do là 1,7 m/s2) thì thời gian rơi sẽ là?

  • A. 12 s.
  • B. 8 s.
  • C. 9 s.
  • D. 15,5 s.

Câu 17: Hai viên bi được thả rơi tự do từ cùng một độ cao, nhưng bi A rơi trước bi B một khoảng thời gian Δt = 0,5 s. Ngay sau khi viên bi B rơi xuống và trước khi bi A chạm đất thì?

  • A. Khoảng cách giữa hai bi tăng lên.
  • B. Khoảng cách giữa hai bi giảm đi.
  • C. Khoảng cách giữa hai bi không đổi.
  • D. Ban đầu khoảng cách giữa hai bi tăng lên, sau đó giảm đi.

Câu 18: Từ mặt đất, một viên bi nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 30 m/s. Cho g = 10 m/s2 thì hướng và độ lớn của vận tốc của vật lúc t = 4 s như thế nào?

  • A. 10 m/s và hướng lên.
  • B. 30 m/s và hướng lên.
  • C. 10 m/s và hướng xuống.
  • D. 30 m/s và hướng xuống.

Câu 19: Trong trò chơi tung hứng, một vật được ném thẳng đứng cao, sau 2 giây thì chụp được nó. Cho g = 10 m/s2. Độ cao cực địa mà vật đạt tới kể từ điểm ném là?

  • A. 5 m.
  • B. 10 m.
  • C. 15 m.
  • D. 20 m.

Câu 20: Từ độ cao h = 1 m so với mặt đất, một vật được ném thẳng đứng hướng xuống với vận tốc 4 m/s. Cho g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật khi nó chạm đất là?

  • A. 0,125 s.
  • B. 0,2 s.
  • C. 0,5 s.
  • D. 0,4 s.

Câu 21: Từ mặt đất, một vật được ném thẳng đứng lên cao. Độ cao tối đa mà vật đạt tới là h = 40 m. Nếu ném vật thứ hai với vận tốc gấp đôi thì độ cao tối đa mà vật thứ hai đạt tới sẽ là?

  • A. 80 m.
  • B. 160 m.
  • C. 180 m.
  • D. 240 m.

Câu 22: Từ mặt đất, một viên bi nhỏ được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10 m/s, cho g = 10 m/s2. Ở độ cao nào thì vận tốc của nó giảm đi còn một nửa?

  • A. 5 m.
  • B. 2,5 m.
  • C. 1,25 m.
  • D. 3,75 m.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 4 vật lí 10: Sự rơi tự do


  • 115 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021