Trưng bày (có thể trình chiếu) và thuyết trình các tư liệu về mĩ thuật thời Lê (kiến trúc, điêu khắc trang trí, đồ gốm) mà nhóm đã sưu tầm, chuẩn bị:

  • 1 Đánh giá

1. Tìm hiểu mĩ thuật Việt Nam thời Lê (từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)

- Trưng bày (có thể trình chiếu) và thuyết trình các tư liệu về mĩ thuật thời Lê (kiến trúc, điêu khắc trang trí, đồ gốm) mà nhóm đã sưu tầm, chuẩn bị:

  • Địa danh và tên một số công trình, tác phẩm mĩ thuật
  • Các chất liệu thường được sử dụng

- Đọc bài viết sau để nắm được sơ lược bối cảnh lịch sử và một số nét khái quát về mĩ thuật thời Lê

Bài làm:

Ví dụ: Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh

Giải mĩ thuật Đan Mạch 8 bài 2: Sơ lược về mĩ thuật Việt Nam thời Lê

Chùa Bút Tháp, tên chữ là Ninh Phúc tự - Được biết đến là một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, vẫn bảo tồn được tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay, cách thủ đô Hà Nội khoảng gần 30 km và chùa Dâu 3km. Ngôi chùa nằm kề bên bờ nam Sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã ĐìnhTổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Phát tích ngôi chùa có từ TK- XIII, được khởi dựng vào Thời vua Trần Thánh Tông, Do sư Huyền Quang sau khi đỗ trạng nguyên rồi từ quan đã về tu ở đây (Sách Chùa Bút Tháp - Bùi Văn Tiến, cũng nói đến vị trụ trì chùa thời Trần là Thiền sư Huyền Quang, Trúc Lâm đệ tam tổ).

Trải qua thời gian, chùa đã nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Nhưng lần trung tu lớn nhất là vào đầu TK –XVII, thời Lê – Trịnh. Khi ấy trụ trì chùa là vị sư Chuyết Chuyết (Từ 1633-1644), cùng đệ tử của ông là thiền sư Minh Hạnh (Từ 1633-1659) đã trùng tu lại toàn bộ ngôi chùa với quy mô lớn, kiến trúc theo kiểu “ Nội công, ngoại quốc” và có sự đóng góp công đức to lớn về tiền của, ruộng lộc của hoàng thái hậu - Diệu Viên, Trịnh Thị Ngọc Trúc (Con gái của Thanh vương Trịnh Tráng) cùng Công chúa Lê Thị Ngọc Duyên pháp danh Diệu Tuệ và Quận chúa Trịnh Thị Ngọc Cơ (Những vị này về sau cũng đã được lập phủ thờ, tạc tượng đặt trong khám, thờ tại chùa Bút Tháp cho đến ngày nay).Đợt trùng tu này kéo dài từ 1644 đến 1647 chùa mới hoàn thành và có tên chữ là “Ninh Phúc thiền tự”.

Sang đầu thế kỷ 18, chùa Bút Tháp lại được tu sửa với quy mô lớn hơn trước. Bia “Ninh Phúc thiền tự bi ký” và “Khánh Lưu bi ký” dựng năm Vĩnh Thịnh 10 (1714) chép rằng “chùa được các quan viên cho tu sửa thêm, chẳng tiếc ngàn vàng sắm mua toàn gỗ tốt, lại được dân làng góp sức và mời thợ cất dựng sửa sang, Với Điện thờ nguy nga, chùa chiền rộng rải, trang điểm một bầu thế giới Lưu ly”. So với trước thì chùa có thêm dãy nhà riêng ở phía ­­sau Phật đường, quy mô đã to lớn hơn nhiều. Đến năm 1876, khi vua Tự Đức kinh lý qua đây, thấy có ngọn tháp hình dáng khổng lồ nên gọi tên là chùa Bút Tháp từ đó.

Bối cảnh lịch sử:

  • Mĩ thuật Việt Nam ở hai triều đại Lý, Trần đã có sự phát triển rực rỡ về kiến trúc, điêu khắc, các sản phẩm gốm.
  • Thời Lê, nền mĩ thuật Việt Nam có những bước phát triển đáng chú ý

Một số nét khái quát về mĩ thuật thời Lê:

  • Nghệ thuật kiến trúc: xây dựng và tôn tạo nhiều cung điện lớn, chùa chiền (chùa Keo, chùa Bút Tháp, chùa Mía...), đình làng được xây dựng và phát triển trên diện rộng.
  • Nghệ thuật điêu khắc, chạm khắc trang trí: Điêu khắc tượng phật, tượng quan âm, hình rồng, song nước, hoa lá, con vật... rất tinh xảo. Nghệ thuật chạm khắc đình làng phát triển rộng khắp. Tranh dân gian Việt Nam thời Lê cũng phát triển mạnh mẽ và vượt bậc.
  • Nghệ thuật gốm: Xuất hiện các trung tâm gốm lớn, nhất là Hải Dương. Đường nét trau chuốt, khỏe khoắn, họa tiết thể hiện được phong cách hiện thực.
  • 16 lượt xem
Cập nhật: 08/09/2021