Viết một đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Ánh trăng
Câu 3: Viết một đoạn văn phân tích diễn biến tâm trạng của con người khi gặp lại hình ảnh vầng trăng ở khổ thơ thứ 5 trong bài thơ Ánh trăng.
Bài làm:
Khi cuộc sống đủ đầy, ta dễ quên đi những ngày gian khó, quên đi những thứ đã vốn gắn bó trở thành tri kỉ. Ở khổ thơ thứ 5 bài thơ Ánh trăng, tác giả Nguyễn Duy đã gặp lại cố nhân – ánh trăng gắn bó từ những năm tháng tuổi thơ nghèo khó. Khi những ánh điện của cuộc sống xa hoa nơi thành thị vụt tắt, ta mới chợt nhận ra thứ ánh sáng hiền hòa của đất trời vẫn chan hòa khắp nhân gian. Phải chăng vì sự đột ngột, bất ngờ như thế, vầng trăng mới làm bật dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc: “Ngửa mặt lên nhìn mặt/ Có cái gì rưng rưng”. Điệp từ “mặt” được nhắc lại hai lần, như nhấn mạnh sự giao cảm giữa trăng và người trong một tư thế tập trung, chú ý, mặt người và mặt trăng đối diện nhau. Đó là khoảnh khắc bất ngờ gặp lại “cố nhân”. Có gì đó là nghẹn ngào, bồi hồi, xúc động nên khoảnh khắc gặp gỡ đó khiến hồn người “rưng rưng” cảm xúc. Vầng trăng vĩnh cửu vẫn chờ người ngước lên ở đó, chỉ có con người đổi thay, quên đi kỉ niệm thân thương từng gắn bó. Vầng trăng đã làm ùa dậy trong tâm trí những hình ảnh của thiên nhiên gắn bó trong quá khứ, là cánh đồng xanh thẳm, là con sông dài tắm mát tuổi thơ. Những cảm xúc của nhà thơ như nhắc nhở mỗi chúng ta, hãy trân trọng những kỉ niệm gắn bó, những ân tình thủy chung trong quá khứ. Đó cũng chính là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta truyền lại qua bao thế hệ.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy tìm những từ ghép và từ láy là những từ có các yếu tố cấu tạo giống nhau và nghĩa, về cơ bản, không khác nhau
- Soạn văn bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
- Bình luận ý kiến sau đây của Chế Lan Viên
- Thông qua những hiểu biết của bản thân và qua văn bản: "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của Mác-két, em có suy nghĩ gì về hòa bình và vai trò của hòa bình với cuộc sống con người.
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Chị em Thúy Kiều Nội dung và nghệ thuật đoạn trích Chị em Thúy Kiều
- Văn bản này (gồm 17 mục) được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản
- Viết một đoạn văn ngắn phân tích ba câu thơ cuối bài thơ Đồng chí để làm rõ ý kiến sau: Ba câu cuối là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh cao quý của tình đồng chí.
- Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên người châu Âu đang học tiếng Việt. Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?
- Soạn văn bài: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
- Viết một đoạn phân tích khổ thơ đầu hoặc khổ thơ cuối của bài thơ
- Em hãy kể tóm tắt cốt truyện của đoạn trích. Tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình cha con của ông Sáu và bé Thu?
- Qua các đoạn trích đã học, hãy phân tích những thành công nghệ thuật của Truyện Kiều