Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc - sông Trường Giang - Dương Châu), thời gian...
Câu 1: trang 144 sgk Ngữ Văn 10 tập một
Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc - sông Trường Giang - Dương Châu), thời gian (tháng ba - mùa hoa khói) và con người (cố nhân...) trong bài thơ. Mối quan hệ ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện khung cảnh và tâm tình người đưa tiễn?
Bài làm:
- Không gian được mở ra bằng các địa danh lầu Hoàng Hạc (địa danh quen thuộc trong thơ ca xưa và cũng là biểu tượng xuất hiện trong những cuộc chia ly từ muôn thuở), sông Trường Giang (dòng sông lớn, rộng, đối diện lầu Hoàng Hạc, cũng đã đi vào thơ ca của thi sĩ từ bao đời nay) và Dương Châu (là đô thị phồn hoa vào loại bậc nhất ở thời Đường lúc bấy giờ, cũng là nơi mà Mạnh Hạo Nhiên sẽ đặt chân tới). Người đọc có thể hình dung về hình ảnh Lý Bạch đứng lặng người trên lầu Hoàng Hạc để nhìn theo bóng con thuyền đưa Mạnh Hạo Nhiên đến Dương Châu, băng qua dòng Trường Giang mênh mông, rộng lớn. Không gian như được mở ra bốn phía, tầm mắt như không có điểm dừng khiến cho nỗi buồn của thi sĩ được nhân lên gấp bội.
- Thời gian: vào tháng ba - mùa hoa khói. Thời điểm Mạnh Hạo Nhiên và Lý Bạch chia tay ở lầu Hoàng Hạc là khi mùa xuân vẫn đang hiện hữu với những làn khói sóng trên sông. Khói sóng cũng là hình ảnh biểu trưng cho cuộc sống phồn hoa, sung túc ở chốn đô thị Dương Châu.
- Con người được nhắc tới qua từ "cố nhân" - người bạn tri âm, tri kỉ đã từng gắn bó và thân thiết với nhau nay đã phải chia tay để đến một vùng đất mới.
=> Khung cảnh được hiện lên là một bức tranh đẹp, thơ mộng với làn khỏi sóng quấn quít, vấn vương trên sông Trường Giang và cả cái nhôn nhịp của thuyền bè qua lại tập nập, của cảnh đẹp nổi tiếng Hoàng Hạc Lâu nhưng những điều ấy cũng không đủ để làm vơi đi nỗi buồn trong lòng của tác giả. Bởi, khung cảnh ấy cũng đã ghi dấu một sự kiện buồn, một cuộc chia li giữa ông và người bạn thân thiết nhất của mình - Mạnh hạo Nhiên
Xem thêm bài viết khác
- Phân tích lỗi và chữa lại các câu dưới đây cho phù hợp với ngôn ngữ viết
- Soạn văn bài: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
- Xác lập mối quan hệ giữa không gian (lầu Hoàng Hạc - sông Trường Giang - Dương Châu), thời gian...
- Nội dung chính bài Nhàn
- Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì?
- Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
- Soạn văn bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Nội dung chính bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ( Tiếp theo)
- Hai lời than thân mở đầu bằng Thân em như.. với âm điệu xót xa ngậm ngùi, Người than thân là ai và thân phận họ như thế nào?
- Theo lời tuyên bố của Ra-ma: Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?
- Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đạm bạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)
- Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xòe năm ngón tay … bằng hai mày’’