Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV Lịch sử 10

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Trong các thế kỉ X – XV, cùng với sự nghiệp chính trị, quân sự và phát triển kinh tế, nhân dân Việt Nam đã từng bước xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Những thành tựu văn hóa đạt được, vừa là sản phẩm của sự nghiệp chung nói trên, vừa là nền móng vững chắc lâu dài cho dân tộc. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em cùng tham khảo nhé.

A. Kiến thức trọng tâm

I. Tư tưởng, tôn giáo

Thế kỷ X-XV Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện phát triển

  • Phật giáo:
    • Thời Lý -Trần: Giữ vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến
    • Thời Lê sơ: Bị hạn chế thu hẹp và hoà nhập vào trong nhân dân
  • Nho giáo:
    • Thời Lý ?Trần: Dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị song không phổ biến trong nhân dân
    • Thời Lê sơ: Chiếm địa vị độc tôn
  • Đạo giáo:
    • Không phổ cập nhưng hoà lẫn vào tín ngưỡng dân gian

II.Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật

1.Giáo dục

  • Thời Lý-Trần:
    • Năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu
    • Năm 1075 khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức
    • Nội dung học tập cũng được quy định chặt chẽ
  • Thời Lê sơ:
    • Quy chế thi cử được ban hành rõ ràng
    • 1484 dựng bia ghi tên Tiến sĩ

*Tác dụng

  • Nâng cao dân trí
  • Đào tạo nhân tài xây dựng và bảo vệ đất nước nhưng không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế

2. Văn học

  • Trước thế kỷ XIII: Thơ văn mang đậm màu sắc Phật giáo
  • Từ thế kỷ XIII-XV:Văn học dân tộc chữ Hán và chữ Nôm ngày càng phát triển
  • Nội dung:
    • Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc
    • Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

3. Nghệ thuật

a. Kiên trúc - Điêu khắc

  • Đạt nhiều thành tựu:Tháp Báo Thiên,Tượng Phật Quỳnh Lâm, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh ó“An Nam tứ đại khí”
  • Mang một nét đặc sắc, độc đáo của nền văn minh Đại Việt
  • Ảnh hưởng của Phật, Nho giáo và Chăm Pa

b. Nghệ thuật sân khấu,ca múa nhạc:

  • Ra đời trong dân từ sớm và ngày càng phát triển
  • Mang đậm tính dân gian truyền thống

4. Khoa học-kỹ thuật

  • Khoa học xã hội:
    • Sử học: Đai Việt sử kí, Lam Sơn thực lục
    • Địa lí: Dư địa chí…
  • Khoa học tự nhiên:
    • Toán học: Đại thành toán pháp, lập thành toán pháp
  • Quốc phòng:
    • Súng thần cơ
    • Thuyền chiến có lầu
    • Thành nhà Hồ

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học

Câu 1: Trang 102 – sgk lịch sử 10

Nhận xét vị trí của Phật giáo ở các thế kỉ X – XIV?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 103 – sgk lịch sử 10

Việc dựng bia Tiến sĩ có tác dụng gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 105 – sgk lịch sử 10

Hãy nhận xét về đời sống văn hóa của nhân dân thời Lý, Trần, Lê.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Trang 105 – sgk lịch sử 10

Lập bảng thống kê các thành tựu khoa học – kĩ thuật?

=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học

Câu 1: Trang 105 – sgk lịch sử 10

Trình bày tóm lược sự phát triển của giáo dục qua các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 105 – sgk lịch sử 10

Vì sao phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê lại không phát triển?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 105 – sgk lịch sử 10

Thống kê các thành tựu văn học, nghệ thuật ở các thế kỉ XI – XV?

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm lịch sử 10 bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X - XV (P2)

Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho quý thầy cô cũng như các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo, củng cố thêm kiên thức cũng như chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới.