Bài ca dao 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó
Câu 4 (Trang 36 –SGK) Bài ca dao 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó.
Bài làm:
Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh:
- Hành động: “Ngó lên” thể hiện sự thành kính tôn trọng với ông bà.
- Sự vật so sánh: “nuột lạt mái nhà” – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương. Vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha). Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.
- Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết khôn nguôi.
- Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn bài: Từ trái nghĩa
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
- Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?
- Giả sử không có 5 dòng thơ cuối thì ý nghĩa giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ giảm đi như thế nào? Phân tích tình cảm cao quý của nhà thơ được biểu hiện qua phần cuối
- Nội dung và nghệ thuật bài thơ Nam quốc sơn hà
- Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
- Nội dung chính bài Những câu hát châm biếm
- Nội dung chính bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Bài thơ làm theo thể 5 tiếng nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo về số câu (dòng) thơ trong mỗi khổ t
- Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?
- Nội dung chính bài: Từ ghép
- Em hiểu cụm từ “thương thay” như thế nào? Hãy chỉ ra những ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2?