Đáp án Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2022 - 2023 Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3

Nội dung
  • 6 Đánh giá

Bài thi an toàn giao thông lớp 3

KhoaHoc mời các bạn cùng tìm hiểu Đáp án Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2022 - 2023 gồm 2 phần Tự luận và trắc nghiệm chi tiết, chính xác nhằm hỗ trợ các em tham gia cuộc thi.

Đáp án Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
GIAO LƯU TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG

An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm học 2022 – 2023

ĐỀ BÀI DÀNH CHO HỌC SINH KHỐI 3

Họ và tên: .........................................................................................

Ngày sinh: ...................................... Giới tính: ..................………..

Lớp: ..............................................................................................…

Trường: ..........................................................................................…

Địa chỉ nhà trường: Phường/xã ..............Quận/huyện: ............….

Tỉnh/Thành phố: ...............................................................................

Số điện thoại (nếu có): ......................................................................

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

Câu 1. Khi đi bộ trên vỉa hè, em gặp một bà cụ già yếu muốn đi bộ sang đường và em cũng muốn sang đường. Để đảm bảo an toàn cho bản thân em và bà cụ thì em nên làm thế nào?

A. Dắt bà cụ sang đường;

B. Để bà cụ tự sang đường;

C. Nhờ người lớn dắt cả hai bà cháu sang đường;

D. Nhờ người lớn dắt em sang đường.

Câu 2. Ở trước cổng trường, vào giờ tan học thường có những người gánh hàng rong bán đồ bánh kẹo, hoa quả hoặc đồ chơi mà em rất thích, vậy em thấy những hành vi nào sau đây là đúng?

A. Ngày nào tan học em cũng sẽ đòi mẹ mua bằng được một món đồ mà em thích;

B. Em không đồng tình với việc mua, bán hàng rong trước cổng trường vì vừa không kiểm soát được chất lượng vừa ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông. Vì vậy, em sẽ không đòi mua hàng mà đứng xếp hàng theo quy định để chờ bố mẹ đón;

C. Tan học, em thường rủ các bạn ra ngắm nghía các món đồ chơi yêu thích mà mấy cô gánh hàng rong hay đi qua trước cổng trường;

D. Tan học em thường chạy khắp vỉa hè để nhìn ngắm các món đồ họ bầy bán và đùa nghịch với bạn bè đến khi bố mẹ gọi em mới về.

Câu 3. Khi đi bộ ở nơi đường bộ giao cắt với đường sắt không có rào chắn, em phải đi bộ như thế nào để bảo đảm an toàn nhất?

A. Nhìn không có tàu hoả đi tới là em sẽ chạy thật nhanh qua đường;

B. Quan sát cả 2 bên, nếu không có phương tiện nào đi qua em sẽ đi nhanh qua đường;

C. Nhìn thấy tàu vẫn còn cách một đoạn, em chạy ùa sang đường;

D. Khi qua đoạn đường giao nhau, em sẽ nhờ người lớn dắt qua đường cho an toàn.

Câu 4. Khi tham gia giao thông trên xe buýt công cộng hay xe khách, em phải làm gì để bảo đảm an toàn?

A. Đứng lên, ngồi xuống trên xe và nói cười vui vẻ;

B. Ngồi đúng vị trí và thắt dây an toàn, không thò đầu và chân tay ra ngoài cửa xe, nói chuyện vừa đủ nghe;

C. Ngồi trên xe, mở kính, thò đầu ra ngoài xe cho mát mà lại ngắm được cảnh đẹp;

D. Ngồi im trên xe, không nói chuyện và đùa nghịch.

Câu 5. Bạn Loan đạp xe cùng bạn Hoàng, vừa đi song song vừa cười nói ríu rít, em cảm thấy thế nào?

A. An toàn vì hai bạn đi chậm;

B. Không an toàn vì vừa đi vừa nói chuyện sẽ gây mất tập trung, không chú ý quan sát an toàn; hơn nữa việc đi song song với nhau còn gây cản trở các phương tiện khác tham gia giao thông

C. An toàn vì các bạn đi xe đạp bé, người lớn sẽ nhường;

D. An toàn vì các bạn tuy nói chuyện nhưng vẫn chú ý quan sát.

Câu 6. Theo em, hành vi sang đường khi ra khỏi cổng trường nào dưới đây là chấp hành đúng quy tắc giao thông?

A. 3, 4 bạn cùng rủ nhau sang đường cho vui;

B. Đi ra ngã tư gần trường, thấy đèn xanh dành cho người đi bộ bật sáng, đi đúng vạch dành cho người đi bộ sang đường;

C. Sang đường ngay từ cổng trường cho nhanh;

D. Không cần chờ đèn xanh dành cho người đi bộ bật sáng vẫn sang đường tại nơi có vạch dành cho người đi bộ.

Câu 7. Trời mưa rả rích mà em lại đi xe đạp đến trường, vậy em có được vừa đạp xe vừa cầm ô cho khỏi ướt không?

A. Có, vì em đi xe rất thạo;

B. Có, nếu như đường vắng thì em được cầm ô;

C. Có, em buộc ô vào cặp đeo sau lưng để không vướng tay nên em vẫn được đi;

D. Không, vì cầm ô sẽ che khuất tầm nhìn và lái xe bằng một tay ảnh hưởng đến đến kĩ năng lái xe an toàn.

Câu 8. Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?

A. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, phương tiện cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng;

B. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ;

C. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng;

D. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, xe máy chuyên dùng.

Câu 9. Tại nơi đường giao nhau, khi cô/chú Cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh: tay giơ thẳng đứng, là người tham gia giao thông, em phải đi như thế nào?

Đáp án an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 3

A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau của cô/chú CSGT phải dừng lại; người tham gia giao thông ở bên phải và bên trái cô/chú CSGT được đi;

B. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau của cô/chú CSGT được đi; người tham gia giao thông ở bên phải và bên trái cô/chú CSGT phải dừng lại;

C. Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau cô/chú CSGT được đi thẳng; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái cô/chú CSGT được đi thẳng và rẽ phải;

D. Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.

Câu 10. Biển nào không cho phép rẽ phải?

Đáp án an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 3 năm 2022-2023

A. Biển 1;

B. Biển 2;

C. Biển 3;

D. Biển 1 và 3.

PHẦN B: VIẾT (không quá 30 dòng)

Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp. Theo em, cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?

Bài làm

I. Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp

Xe đạp không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn dùng để rèn luyện sức khỏe. Hãy cùng VnDoc kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp như sau:

Bàn đạp xe đạp (pedal) là một bộ phận của xe có nhiệm vụ truyền lực từ chân người dùng vào xe giúp xe di chuyển.

Xích xe đạp có dạng một dây dài được kết nối từ nhiều mắc xích nhỏ lại với nhau. Xích đóng vai trò kết nối phần trước xe (lái, đùi, đĩa) với phần sau xe (líp, hub). Nhờ chuỗi xích mà lực truyền động được chuyển đổi giúp xe tiến về phía trước.

Vành bánh xe

Vành xe đạp thường được làm bằng hợp kim thép hay hợp kim nhôm, chắc chắn và có độ bền cao, được xem là bộ khung cho bánh xe.

Nan hoa

Nan xe đạp là những thanh nhỏ làm bằng thép, giữ vai trò kết nối giữa trục xe với vành xe, giúp cố định hình dạng và tăng sức chịu lực cho bánh xe. Nhờ có nan hoa mà bánh xe được căng đều và không bị méo mó khi chuyển động.

Săm, lốp

Săm hay lốp là phần vỏ ngoài của bánh xe, được làm từ cao su tổng hợp. Bánh xe có săm bao bọc bên ngoài giúp tăng độ êm khi xe chuyển động trên đường.

Tay lái (ghi đông)

Tay lái xe đạp được gắn vào phía trước xe, dùng để điều khiển hướng đi cho xe và góp phần giữ thăng bằng cho người lái khi đạp xe. Ngoài ra, người ta còn lắp thêm thắng (phanh), chuông hay cần sang số tại vị trí tay lái để tiện sử dụng hơn.

Tay phanh: Đây là bộ phận được gắn trên ghi đông (tay lái) của xe đạp, giúp người sử dụng có thể bóp phanh để kéo cáp truyền lực xuống củ phanh.

>>> Tham khảo chi tiết Em hãy kể tên và nêu chức năng một số bộ phận của xe đạp. Theo em, cần làm gì để tham gia giao thông bằng xe đạp an toàn?

Đáp án Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2022 - 2023 được KhoaHoc chia sẻ trên đây sẽ hỗ trợ học sinh trong quá trình dự thi. Ngoài ra các em có thể tìm hiểu chuyên mục Bài dự thi để tham khảo thêm đáp án một số cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông khác để có thêm những kiến thức an toàn giao thông bổ ích.

Chủ đề liên quan