Thầy/cô hãy cho biết nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường thế nào? Đáp án tự luận ATGT cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên 2022 - 2023

Nội dung
  • 1 Đánh giá

Đáp án tự luận ATGT cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên

KhoaHoc mời quý thầy cô cùng tham khảo nội dung Đáp án tự luận ATGT cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên năm 2022 - 2023 được đăng tải chi tiết, chính xác trong bài viết dưới đây.

Đề bài: Căn cứ Bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” và Công văn số 1362/BGDĐT-GDTH ngày 7/4/2021 V/v hướng dẫn tổ chức giáo dục an toàn giao thông cấp Tiểu học, thầy/cô hãy cho biết nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường như thế nào? Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của một khối lớp.

Nội dung giáo dục An toàn giao thông - Mẫu 1

I. Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường

Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường như sau:

1. Dạy, học an toàn giao thông theo tài liệu của Bộ GD&ĐT

Hiện nay Bộ GDĐT đã biên soạn các bộ sách, tài liệu giáo dục ATGT cho các khối lớp và đưa vào chương trình giảng dạy cho các em từ mần non đến đại học. Đặc biệt là các lớp tiểu học, nội dung dạy, học an toàn giao thông được lồng ghép rất dễ hiểu thú vị, sinh động.

Nội dung được hình ảnh hoá một cách sinh động, gắn với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, được biên soạn riêng cho từng lớp, mỗi lớp có nội dung chủ đề khác nhau, hoặc có cùng chủ đề nhưng khác nhau ở nội dung bài học cũng như các câu hỏi và bài tập, phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp. Các chủ đề cho từng lớp phù hợp với các chủ đề ngoại khóa về an toàn giao thông được thực hiện trong trường phổ thông.

2. Kế hoạch dạy lồng ghép trong các môn học văn hóa theo lớp

Dạy lồng ghép có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… vào các môn học có liên quan như Đạo đức; tự nhiên xã hội, khoa học…

3. Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa liên quan đến ATGT

Tổ chức hội thi vẽ tranh, diễn kịch, hoạt động ngoại khóa tuyên truyền ATGT:

  • Tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những hiểu biết về an toàn giao thông.
  • Tổ chức sân chơi về an toàn giao thông nhằm thực hành kỹ năng an toàn giao thông đường bộ.
  • Tổ chức ký cam kết thực hiện an toàn giao thông giữa trường, học sinh, gia đình.
  • Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui…

II. Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của một khối lớp 5

Nội dung: ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP CHUYỂN HƯỚNG AN TOÀN

I. MỤC TIÊU

- Hiểu và ghi nhớ cách điều khiển chuyển hướng an toàn.

- Biết cách phối hợp các động tác điều khiển xe đạp khi chuyển hướng.

- Có ý thức chấp hành các quy định về điều chỉnh xe đạp khi tham gia giao thông.

- Nhận biết và phòng tránh một số hành vi nguy hiểm khi điều khiển xe đạp chuyển hướng.

- Thực hiện, chia sẻ và hướng dẫn người khác cùng thực hiện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1.Chuẩn bị giáo viên:

- Tài liệu giáo dục An toàn giao thông

- Mô hình an toàn giao thông .

2. Chuẩn bị học sinh:

- Vở ghi chép

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. KHỞI ĐỘNG:

- Tổ chức trò chơi “kể các bộ phận của xe đạp”

- Cho quan sách tranh yêu cầu học sinh kể các bộ phận của xe đạp còn thiếu.

- GV tổng hợp lại ý kiến của Học sinh (HS) tuyên dương.

- xe như thế nào chúng ta mới điều khiển được.

- Khi điều khiển xe đạp an toàn thì xe phải có đủ các bộ phận và có thể di chuyển được.

- Lần lượt kể

- Lần lượt kể

- HS quan sát tranh

- HS trả lời

- Hs trả ời

2. KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn đối với dường nông thôn không có tín hiệu đèn và đường có tín hiệu đèn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo nhóm

- GV Nhận xét – tuyên dương.

- GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương.

- GV tổ chức HS tìm ra những phương cách phòng tránh tai nạn giao thông khi điều khiển xe đạp

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng.

- GV kết luận

- GV tuyên dương, nhận xét

- HS quan sát tranh và thảo luận.

- Hs báo cáo kết quả

- HS nêu cá nhân

- HS thực hiện theo nhóm (4 học sinh)

- HS nêu phần cần ghi nhớ

- học sinh tự nêu

3. THỰC HÀNH

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh.

- Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế của bản tham khi tham gia giao thông.

- GV Nhận xét tuyên dương

- Thảo luận nhóm đôi

- HS trả lời

Lần lượt nêu

4. VẬN DỤNG

- kể cho nhau nghe cách chuyển hướng từ nhà đến trường và ngược lại

- HS thực hiện

- HS trình bày

Nội dung giáo dục An toàn giao thông - Mẫu 2

1. Nội dung giáo dục ATGT sẽ được xây dựng trong Kế hoạch giáo dục nhà trường như sau:

Lập kế hoạch giáo dục an toàn giao thông

Trước hết, nhiệm vụ tối quan trọng của các nhà quản lý đó là lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch cần được dự tính một cách khoa học, có đầy đủ mục tiêu rõ ràng. Song song với đó cần đề ra những nội dung, phương pháp sao cho hiệu quả, có trình tự thời gian chi tiết. Đồng thời, nhà quản lý cũng cần tính đến những công việc như chuẩn bị huy động các nguồn lực để có thể chủ động trong mọi tình huống.

Các hoạt động giáo dục cũng cần được phân chia theo từng năm học để học sinh có thể hình thành nhận thức, thói quen một cách hệ thống. Bên cạnh đó nhà quản lý cũng cần khảo sát đặc điểm của từng đối tượng, khu vực để có những thay đổi, chỉnh sửa sao cho hợp lý, đem lại hiệu quả cao nhất.

Dạy, học an toàn giao thông theo tài liệu của Bộ GD&ĐT

Trong những năm qua, ngành giáo dục đã triển khai biên soạn và đưa vào giảng dạy bộ tài liệu giáo dục an toàn giao thông cho học sinh các bậc học từ mầm non đến đại học.

Nội dung được hình ảnh hoá một cách sinh động, gắn với thực tế, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, được biên soạn riêng cho từng lớp, mỗi lớp có nội dung chủ đề khác nhau, hoặc có cùng chủ đề nhưng khác nhau ở nội dung bài học cũng như các câu hỏi và bài tập, phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở mỗi lớp. Các chủ đề cho từng lớp phù hợp với các chủ đề ngoại khóa về an toàn giao thông được thực hiện trong trường phổ thông.

Dạy lồng ghép trong các môn học văn hóa

Dạy lồng ghép có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông… vào các môn học có liên quan như Đạo đức; tự nhiên xã hội, khoa học…

Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa

– Tổ chức hội thi vẽ tranh, hội thi học tốt thể hiện những hiểu biết về an toàn giao thông.

– Tổ chức sân chơi về an toàn giao thông nhằm thực hành kỹ năng an toàn giao thông đường bộ.

– Tổ chức ký cam kết thực hiện an toàn giao thông giữa trường, học sinh, gia đình.

– Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui…

Tổ chức hoạt động và tổ chức bộ máy giáo dục an toàn giao thông

Để giúp cho mọi người cùng làm việc với nhau để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục ý thức an toàn giao thông, cần xây dựng và duy trì một cơ cấu nhất định về những vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác. Đó chính là chức năng tổ chức trong quản lý giáo dục an toàn giao thông ở trường học.

Chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông

Việc chỉ đạo các hoạt động giáo dục an toàn giao thông, Hiệu trưởng cần thực hiện các nội dung sau đây:

– Hiệu trưởng (hoặc trưởng các bộ phận) thực hiện quyền chỉ huy theo từng mảng công việc được giao và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ đã được nêu trong kế hoạch. Ra những quyết định quản lý đúng và kịp thời.

– Thường xuyên đôn đốc, động viên và khuyến khích các cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện.

– Thực hiện giám sát việc triển khai nhiệm vụ của các cá nhân hoặc nhóm, bộ phận. Nếu có sai sót hoặc không hợp tình hình thực tiễn thì cần có phương án điều chỉnh kịp thời.

Kiểm tra, đánh giá các hoạt động

Kiểm tra, đánh giá là một hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một bộ phận trong quá trình thực hiện quyết định. Quá trình kiểm tra/ giám sát là tiến trình điều chỉnh và tự điều chỉnh liên tục và thường diễn ra theo trình tự sau:

– Thiết lập các tiêu chuẩn mà một học sinh cần đạt được khi kết thúc một quá trình GD an toàn giao thông.

– Đo lường mức độ đạt được của học sinh so với tiêu chuẩn đã đề ra để có cơ sở tiến hành bước tiếp theo..

– Tiến hành điều chỉnh sự lệch chuẩn nếu kết quả đo lường không đạt được mục tiêu.

2. Minh họa cụ thể bằng nội dung giáo dục An toàn giao thông (ATGT) của khối lớp 5

ĐIỀU KHIỂN XE ĐẠP CHUYỂN HƯỚNG AN TOÀN

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức:

- Hiểu và ghi nhớ cách điều khiển chuyển hướng an toàn.

- Biết cách phối hợp các động tác điều khiển xe đạp khi chuyển hướng.

- Nhận biết và phòng tránh một số hành vi nguy hiểm khi điều khiển xe đạp chuyển hướng.

2. Kĩ năng: Thực hiện, chia sẻ và hướng dẫn người khác cùng thực hiện.

3. Thái độ:Giáo dục học sinh chấp hành tốt Luật Giao thông. Có ý thức chấp hành các quy định về điều chỉnh xe đạp khi tham gia giao thông.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên:

- Tài liệu giáo dục An toàn giao thông. Tranh ảnh, tài liệu.

- Mô hình an toàn giao thông.

2. Học sinh:

- Vở ghi chép. Sưu tầm tranh ảnh điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. KHỞI ĐỘNG:

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Kể các bộ phận của xe đạp.”

- Cho quan sát tranh yêu cầu học sinh kể các bộ phận của xe đạp còn thiếu.

- GV tổng hợp lại ý kiến của học sinh tuyên dương.

- Xe như thế nào chúng ta mới điều khiển được.

- Khi điều khiển xe đạp an toàn thì xe phải có đủ các bộ phận và có thể di chuyển được.

- HS chơi trò chơi.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- HS trả lời câu hỏi.

B. KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và nêu các bước điều khiển xe đạp chuyển hướng an toàn đối với đường nông thôn không có tín hiệu đèn và đường có tín hiệu đèn.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày theo nhóm.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương và kết luận.

- GV liên hệ giáo dục HS thực tế qua hình ảnh giao thông tại địa phương.

- GV tổ chức HS tìm ra những phương cách phòng tránh tai nạn giao thông khi điều khiển xe đạp

- Yêu cầu học sinh tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng.

- GV kết luận.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát tranh và thảo luận.

- HS báo cáo kết quả

- HS nêu cá nhân

- HS thực hiện theo nhóm (4 học sinh)

- HS nêu phần cần Ghi nhớ.

2. Tìm hiểu một số hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và chỉ ra những hành vi nguy hiểm khi chuyển hướng.

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, tuyên dương và kết luận.

+ Kể thêm những hành vi khác khi chuyển hướng.

- GV nhận xét.

- HS quan sát tranh và thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- HS nêu ý kiến.

C. THỰC HÀNH

1. Nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh.

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét cách chuyển hướng của bạn nhỏ trong tranh.

- Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế của bản tham khi tham gia giao thông.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2. Sắp xếp các bức tranh theo đúng thứ tự chuyển hướng an toàn tại nơi đường giao nhau có tín hiệu đường giao thông.

- Yêu cầu học sinh sắp xếp các bức tranh theo đúng thứ tự chuyển hướng an toàn tại nơi đường giao nhau có tín hiệu đường giao thông.

- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Thảo luận nhóm đôi và trình bày ý kiến.

- Lần lượt nêu

- HS quan sát và sắp xếp các bức tranh.

- Trình bày kết quả.

D. VẬN DỤNG

1. Quan sát chú ý những nơi phải chuyển hướng nếu em đi xe đạp tới trường.

2. Nêu cách chuyển hướng từ nhà đến trường và ngược lại.

- GV yêu cầu HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng của mình đã đạt được sau bài học theo 3 mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng.

- HS vận dụng và thực hiện

- HS tự đánh giá kiến thức, kĩ năng của mình đã đạt được sau bài học theo 3 mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng.

Đáp án tự luận An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên năm 2022 - 2023 được KhoaHoc chia sẻ trên đây sẽ hỗ trợ học sinh trong quá trình dự thi. Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu chuyên mục Bài dự thi để tham khảo thêm đáp án một số cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông khác để có thêm những kiến thức an toàn giao thông bổ ích.

Tài liệu tham khảo khác
Chủ đề liên quan