Đáp án đề 2 kiểm tra học kỳ 2 lịch sử 8

  • 1 Đánh giá

Bài làm:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu1234
Đáp ánABCD

Câu 5: Hoàn thiện bảng niên biểu sau:

Niên đại

Sự kiện

1/9/1858

Thực dân Pháp mở đầu xâm lược nước ta

6/6/1884

Nhà Nguyễn ký văn kiện cuối cùng, nước ta trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến

1905-1909

Phong trào Đông du

5/6/1911

Nguyễn Ái Quốc (Bác Hồ) ra đi tìm đường cứu nước

II. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

* Chính sách khai thác kinh tế:

- Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất. Bọn chủ đất mới vẫn áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô như địa chủ Việt Nam.

- Trong công nghiệp, trước hết thực dân Pháp tập trung vào khai thác than và kim loại. Sau công nghiệp khai thác, các ngành sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm, rượu, đường, vải sợi... cũng đem lại cho chúng một nguồn lợi lớn.

- Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế. Trong khi đó, hàng hoá các nước khác bị đánh thuế rất cao, có mặt hàng tới 120%. Hàng hoá của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.

- Pháp tiến hành đánh các thứ thuế mới, chồng lên các thuế cũ đã có từ trước khi Pháp tới. Nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện. Ngoài ra, chúng còn bắt phu đắp đường, đào sông, xây cầu, dinh thự, đồn bốt...

* Tác động của chính sách khai thác thuộc địa về kinh tế:

- Tích cực: Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân; thành thị theo hướng hiện đại ra đời ; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người - sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy :

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt;

+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ;

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

- Tác động cơ bản nhất: Biến nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế phong kiến lạc hậu sang nền kinh tế thuộc địa, ngày càng què quặt và lệ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp.

Câu 2:

* Nêu sự kiện:

- Ngày 5/6/1911 Bác ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng – Sài Gòn. Cuộc hành trình từ 1911 – 1917 Người đã đi qua nhiều nước ở châu Âu, tìm hiểu về các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nông dân các nước.

- Năm 1917, trở lại Pháp và hoạt động nghiên cứu cách mạng một cách kỹ hơn.

* So sánh:

- Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động. Còn Phan Châu Trinh lại chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.

- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học — kĩ thuật và nền văn minh phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác — Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, phù hợp với sự phát triển của lịch sử.

  • 10 lượt xem
Cập nhật: 08/09/2021