Đề 14: Luyện thi THPTQG môn Hóa năm 2018

  • 1 Đánh giá

Đề 14: Luyện thi THPTQG môn Hóa năm 2018. Đề gồm 40 câu hỏi, các em học sinh làm trong thời gian 50 phút. Khi làm xong, các em sẽ biết số điểm của mình và đáp án các câu hỏi. Hãy nhấn chữ bắt đầu ở phía dưới.

Câu 1: Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Mg(NO3)2. Thành phần % khối lượng hỗn hợp của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X?

  • A.6,72 gam
  • B. 7,68 gam
  • C. 10,56 gam
  • D. 3,36 gam

Câu 2: Các chất đều không bị phân thủy phân trong dung dịch H2SO4 loãng nóng là

  • A. tơ capron; nilon-6,6; polietilen
  • B. polietilen; cao su buna; polistiren
  • C. nilon-6,6; poli(etylen-terephtalat); polietilen
  • D. poli(vinyl axetat); polietilen; cao su buna

Câu 3: X là amin no, đơn chức và O2 có tỉ lệ mol 2:9. Đốt cháy hoàn toàn amin bằng O2 sau đó cho sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH đặc, dư, thì thu được khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 15,2. Số công thức cấu tạo của amin là

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 1

Câu 4: Cho các chất sau: (1) H2NCH2COOCH3; (2) H2NCH2COOH; (3) HOOCCH2CH(NH2)COOH; (4) ClH3NCH2COOH. Những chất vừa có khả năng phản ứng với dung dịch HCl vừa có khả năng phản ứng với dung dịch NaOH là

  • A. (2), (3), (4)
  • B. (1), (2), (4)
  • C. (1), (2), (3)
  • D. (1), (3), (4)

Câu 5: Thủy phân hết hỗn hợp gồm m gam tetrapeptit Ala-Gly-Ala-Gly (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 21,7 gam Ala-Gly-Ala, 7,5 gam Gly và 14,6 gam Ala-Gly. Giá trị cuả m là

  • A. 42,16
  • B. 43,8
  • C. 34,8
  • D. 41,1

Câu 6: Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tac dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lit khí (đktc). Kim loại X,Y là

  • A. liti và beri
  • B. kali và bari
  • C. natri và magie
  • D. kali và canxi

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Glyxin là axit amino đơn giản nhất
  • B. Liên kết peptit là liên kết -CONH- giữa hai gốc α-amino axit
  • C. Amino axit tự nhiên (α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống
  • D. Tripeptit là các peptit có 2 gốc α-amino axit

Câu 8: Cho 2,7 gam hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng với dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 2,84 gam chất rắn Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 loãng dư, phản ứng kết thúc thì khối lượng chất rắn giảm 0,28 gam và dung dịch thu được chỉ chứa một muối duy nhất. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là

  • A. 58,52%
  • B. 51,85%
  • C. 48,15%
  • D. 41,48%

Câu 9: Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh và có khối lượng giảm 8 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là

  • A. 2,25
  • B. 1,50
  • C. 1,25
  • D. 3,25

Câu 10: Hỗn hợp X gồm CuO, FeO và Fe2O3. Dẫn khí CO dư đi qua 4,56 gam hỗn hợp X nung nóng. Đem toàn bộ lượng CO2 tạo ra cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 5,91 gam kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng Y lại thu thêm 3,94 gam kết tủa nữa. Cho 4,56 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch chứa m gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A. 10,16
  • B. 16,88
  • C. 6,86
  • D. 7,20

Câu 11: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

  • A. Cho kim loại Cu vào dung dịch Fe(NO3)3
  • B. Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3
  • C. Cho kim loại Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl + NaNO3
  • D. Cho kim loại Cu vào dung dịch HCl

Câu 12: Cho 2,58 gam một este đơn mạch hở X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 6,48 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 13: Có 5 mẫu kim loại: Mg, Ba, Al, Fe, Cu. Nếu chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết được các kim loại

  • A. Mg, Al, Ba
  • B. Mg, Ba, Cu
  • C. Mg, Ba, Al, Fe
  • D. Mg, Ba, Al, Fe, Cu

Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 3,5 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al và Fe trong dung dịch HCl thu được 3,136 lít khí (đktc) và m gam muối clorua. Giá trị của m là

  • A. 12,34
  • B. 13,44
  • C. 15,20
  • D. 9,60

Câu 15: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ mạch hở có cùng công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng với 200 ml dd NaOH 1M thu được dd Z và hỗn hợp 2 khí Y ( đều làm xanh quỳ tím ẩm) khí hơn kém nhau 1 nguyên tử C. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A. 15,55
  • B. 13,75
  • C. 9,75
  • D. 11,55

Câu 16: Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm tiếp 500 ml dung dịch H2SO4 1M. Phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và V lít khí NO (đktc). Giá trị của V và thể tích dung dịch NaOH 1m tối thiểu cần dùng để trung hòa và kết tủa hết Cu2+ trong dung dịch X lần lượt là

  • A. 2,24 lít và 0,8 lít
  • B. 4,48 lít và 0,8 lít
  • C. 4,48 lít và 0,6 lít
  • D. 2,24 lít và 0,6 lít

Câu 17: Các chất trong dãy nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?

  • A. stiren, clobenzen
  • B. 1,1,2,2-tetrafloeten, propilen
  • C. etyl clorua, butadien-1,3
  • D. 1,2-diclopropan, vinylaxetilen

Câu 18: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng?

  • A. polistiren
  • B. poliacrilonitrin
  • C. poli(metyl metacrylat)
  • D. poli(etylen terephtalat)

Câu 19: Cho một Cu đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và AgNO3 thu được chất rắn X và dung dịch Y. X, Y lần lượt là

  • A. X(Ag); Y(Cu2+, Fe2+)
  • B. X(Ag); Y(Cu2+, Fe2+)
  • C. X(Ag,Cu); Y(Cu2+, Fe2+)
  • D. X(Fe); Y(Cu2+)

Câu 20: Cho Ba vào các dung dịch sau: NaHCO3, CuSO4, (NH4)CO3, NaNO3, MgCl2. Số dung dịch tạo ra kết tủa là

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 5
  • D. 2

Câu 21: Khi đồ vật bằng thép bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây sai?

  • A. Ở cực dương xảy ra quá trình khử: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
  • B. Ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa: Fe →Fe2+ + 2e
  • C. Ở cực dương xảy ra quá trình khử: 2H+ + 2e → H2
  • D. Ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa: Fe → Fe3+ + 3e

Câu 22: Kim loại thường được dùng làm dây dẫn điện cao thế là

  • A. Ag
  • B. Cu
  • C. Cr
  • D. Fe

Câu 23: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y ( đều đơn chức) và este Z được tạo ra từ X và Y (trong M, oxi chiếm 43,795% về khối lượng). Cho 10,96 gam M tác dụng vừa đủ với 40gam dung dịch NaOH 10%, tạo ra 9,4 gam muối. Công thức của X và Y lần lượt là

  • A. CH3COOH và CH3OH
  • B. CH3COOH và C2H5OH
  • C. CH2=CHCOOH và CH3OH
  • D. CH2=CHCOOH và C2H5OH

Câu 24: Aminoaxit Y chứa 1 nhóm -COOH và hai nhóm -NH2 cho 1 mol Y tác dụng hết với dung dịch HCl và cô cạn thì thu được 205 gam muối khan. Tìm công thức phân tử của Y

  • A. C5H12N2O2
  • B. C6H14N2O2
  • C. C5H10N2O2
  • D. C4H10N2O2

Câu 25: Phương trình phản ứng hóa học chứng minh Al(OH)3 có tính axit là

  • A. Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
  • B. Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 +3H2O
  • C. 2Al(OH)3Al2O3 + 3H2O
  • D. 2Al(OH)3 2Al + 3H2O + O2

Câu 26: Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng phương pháp nào dưới đây?

  • A. Điện phân nóng chảy Al2O3
  • B. Nhiệt luyện, dùng CO khử Al2O3
  • C. Điện phân dung dịch AlCl3
  • D. Thủy luyện, cho kim loại K vào dung dịch Al2(SO4)3

Câu 27: Hòa tan hết một hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y trong nước thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch Z. Để trung hòa dung dịch Z cần ít nhất V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là

  • A. 500
  • B. 600
  • C. 150
  • D. 300

Câu 28: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Cho X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối Y và ancol Z. Oxi hóa Z bằng CuO thu được chất hữu cơ Z1. Khi cho 1 mol Z1 tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 thì thu được tối đa 4 mol Ag. Tên gọi đúng của X là

  • A. n-propyl fomal
  • B. etyl axetat
  • C. metyl propionat
  • D. isopropyl fomat

Câu 29: Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

  • A. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH
  • B. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH
  • C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH
  • D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH

Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Tơ visco là tơ tổng hợp.
  • B. Trùng ngưng buta-1,3-dien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N
  • C. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit)
  • D. Poli(etylen terephatalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng

Câu 31: Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp gồm Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm

  • A. Al, Fe, Cu, MgO
  • B. Al, Fe, Cu, Mg
  • C. Al2O3, Fe, Cu, MgO
  • D. Al2O3, Fe, Cu, Mg

Câu 32: Để loại bỏ tạp chất Fe, Cu có trong mẫu bạc (Ag), người ta ngâm mẫu bạc này vào một lượng dư dung dịch

  • A. HCl
  • B. FeCl2
  • C. H2SO4
  • D. AgNO3

Câu 33: Đipeptit X, pentapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 16 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 25,1 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2 nếu sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O, N2?

  • A. 3,75mol
  • B. 3,25 mol
  • C. 4,00 mol
  • D. 3,65 mol

Câu 34: Hỗn hợp A gồm HCOOH và axit Y1; Y2 đều no, đơn chức, mạch hở (MY1 < MY2). Hỗn hợp B gồm axit Z và T đều không no, đơn chức, mạch hở, có một liên kết đôi C=C trong phân tử (MZ < MT). Thực hiện phản ứng este hóa hoàn toàn giữa a mol A và b mol B ( trong đó tổng số mol axit Y1, Y2, Z và T là 0,25 mol) với 0,175 mol glixerol thu được hỗn hợp E. Đem hỗn hợp E thủy phân hoàn toàn trong 600 ml KOH 1M rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp rắn khan F. Chia F thành 2 phần bằng nhau:

+ Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư thu được hỗn hợp sản phẩm C, hấp thụ toàn bộ C vào 600ml Ca(OH)2 0,5M và CaCl2 1 1M, sau phản ứng thu được 43,75 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 3,225 gam

+ Phần 2: Được trung hòa vừa đủ bằng 75 ml HCl 1M, sản phẩm thu được đưa vào bình cho phản ứng với vôi tôi xút hoàn toàn thu được hỗn hợp khí D. Nung D với xúc tác Niken, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí K có tỉ khối so với H2 là 9,1875. Khối lượng hidrocacbon có trong K và khối lượng của F gần nhất là:

  • A. 3,5 gam; 35 gam
  • B. 4,2 gam; 35 gam
  • C. 5,6 gam; 56 gam
  • D. 4,2 gam; 56 gam

Câu 35: Tripeptit M và tetrapeptit Q đều được tạo ra từ một amino axit X mạch hở, phân tử có một nhóm - NH2. Phần trăm khối lượng của N trong X là 18,667%. Thủy phân không hoàn toàn m gam hỗn hợp M, Q (tỉ lệ mol 1:1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M; 4,62 gam đipeptit và 4,125 gam X. Giá trị của m là

  • A. 9,69
  • B. 18,725
  • C. 8,7
  • D. 8,389

Câu 36: Cho 0,7 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở X (x mol) và Y (y mol), đều tạo bởi glyxin và alanin. Đun 0,7 mol T trong lượng dư dung dịch NaOH thì có 3,8 mol NaOH phản ứng và đều thu được m gam muối. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn x mol X và y mol Y thì thu được cùng số mol CO2. Biết tổng số nguyên tử oxi trong hai phân tử X và Y là 13, trong X và Y đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Giá trị của m là

  • A. 399,4
  • B. 409,2
  • C. 340,8
  • D. 396,6

Câu 37: Hòa tan hoàn toàn m gam MSO4 (M là kim loại) và nước thu được dung dịch X. Điện phân dung dịch X ( điện cực trơ, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện 7,5A không đổi, trong khoảng thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây, thu được dung dịch Y và khối lượng catot tăng a gam. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch chứa KOH 1M và NaOH 1M, sinh ra 4,9 gam kết tủa. Coi toàn bộ lượng kim loại sinh ra đều bám hết vào catot. Giá trị của m và a lần lượt là

  • A. 32 và 4,9
  • B. 32 và 9,6
  • C. 30,4 và 8,4
  • D. 24 và 9,6

Câu 38: Hỗn hợp X gồm CnH2n-1CHO; CnH2n-2(CHO)2; CnH2n-3(CHO)(COOH)2 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 56,16 gam kết tủa bạc. Trung hòa hỗn hợp X cần dùng 30 gam dung dịch hỗn hợp NaOH 12% và KOH 5,6 %. Đốt m gam hỗn hợp X cần (m+7,92) gam O2. Giá trị gần nhất của m là

  • A. 19,84
  • B. 20,16
  • C. 19,30
  • D. 20,24

Câu 39: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 3 chuỗi oligopeptit có số liên kết lần lượt là 9,3,4 bằng dung dịch NaOH ( dư 20% so với lượng cần phản ứng), thu được hồn hợp Y gồm muối Natri của Ala (a gam) và Gly (b gam) cùng NaOH dư. Cho vào Y từ từ đến dư dung dịch HCl 3M thì thấy HCl phản ứng tối đa hết 2,31 lít. Mặc khác, khi đốt cháy hoàn toàn 40,27 gam hỗn hợp A trên cần dùng vừa đủ 34,44 lít O2 (đktc), đồng thời thu được hỗn hợp khí và hơi với khối lượng của CO2 lớn hơn khối lượng của nước là 37,27 gam. Tỉ lệ a/b gần nhất là

  • A. 888/5335
  • B. 999/8668
  • C. 888/4224
  • D. 999/9889

Câu 40: Cho 48,165 gam hỗn hợp X gồm NaNO3, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 1,68 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 259,525 gam muối sunfat trung hòa và 3,136 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 5,5. Phần trăm khối lượng của Al trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? Giả sử sự phân li của HSO4- thành ion được coi là hoàn toàn

  • A. 13,7
  • B. 13,3
  • C. 14,0
  • D. 13,5
Xem đáp án
  • 5 lượt xem