Đề ôn thi học kì 2 môn sinh học lớp 12 (đề 6)
Bài có đáp án. Đề ôn thi cuối học kì 2 môn sinh học 12 đề 6. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là:
- A. sức sinh sản giảm.
- B. mất hiệu quả nhóm.
- C. gen lặn có hại biểu hiện.
- D. không kiếm đủ ăn.
Câu 2: Khi kích thước của quần thể hữu tính vượt mức tối đa, thì xu hướng thường xảy ra là:
- A. giảm hiệu quả nhóm.
- B. giảm tỉ lệ sinh.
- C. tăng giao phối tự do.
- D. tăng cạnh tranh.
Câu 3: Hiện tượng cá thể rời bỏ quần thể này sang quần thể khác được gọi là:
- A. mức sinh sản.
- B. mức tử vong.
- C. sự xuất cư.
- D. sự nhập cư.
Câu 4: Hiện tượng các cá thể cùng loài ở quần thể khác chuyển tới sống trong quần thể gọi là:
- A.mức sinh sản.
- B.mức tử vong.
- C.sự xuất cư.
- D.sự nhập cư.
Câu 5: Trong tự nhiên, sự tăng trưởng kích thước quần thể chủ yếu là do:
- A. mức sinh sản và tử vong.
- B. sự xuất cư và nhập cư.
- C. mức tử vong và xuất cư.
- D. mức sinh sản và nhập cư.
Câu 6: Kích thước tối đa của quần thể bị giới hạn bởi yếu tố nào?
- A.Tỉ lệ sinh của quần thể.
- B.Tỉ lệ tử của quần thể.
- C.Nguồn sống của quần thể.
- D.Sức chứa của môi trường.
Câu 7: Một quần thể như thế nào là quần thể không sinh trưởng nhanh?
- A.Trong quần thể có nhiều cá thể ở tuổi trước sinh sản hơn cá thể sinh sản.
- B.Trong quần thể có kiểu phân bố tập trung.
- C.Quần thể gần đạt sức chứa tối đa.
- D.Quần thể có nhiều cá thể ở tuổi sau sinh sản hơn cá thể sinh sản.
Câu 8: Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là
- A.biến động kích thước.
- B.biến động di truyền.
- C.biến động số lượng.
- D.biến động cấu trúc.
Câu 9: Nhân tố dễ gây đột biến số lượng ở sinh vật biến nhiệt là:
- A. nhiệt độ.
- B. ánh sáng.
- C. độ ẩm.
- D. không khí.
Câu 10: Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?
- A.Ánh sáng.
- B.Nước.
- C.Hữu sinh.
- D.Nhiệt độ.
Câu 11: Các dạng biến động số lượng? 1. Biến động không theo chu kì. 2. Biến động the chu kì. 3. Biến động đột ngột (do sự cố môi trường) 4. Biến động theo mùa vụ. Phương án đúng là:
- A.1, 2.
- B.1, 3, 4.
- C.2, 3.
- D.2, 3, 4.
Câu 12:Cây trồng quang hợp ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ:
- A. 15oC - 20oC
- B. 20oC - 25oC
- C. 20oC - 30oC
- D. 25oC - 30oC
Câu 13: Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ:
- A.hội sinh
- B.hợp tác
- C. ức chế - cảm nhiễm
- D.cạnh tranh
Câu 14: Hiện tượng một số loài cua biển mang trên thân những con hải quỳ thể hiện mối quan hệ nào giữa các loài sinh vật?
- A.Quan hệ sinh vật kí sinh – sinh vật chủ
- B.Quan hệ cộng sinh
- C.Quan hệ hội sinh
- D.Quan hệ hợp tác
Câu 15: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái ?
- A.Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người
- B.Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã
- C.Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu
- D.Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
Câu 16: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế thứ sinh?
- A.Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt.
- B.Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định
- C. Trong điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định
- D.Trong thực tế thường bắt gặp nhiều quần xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái
Câu 17: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?
- A.Khởi đầu từ môi trường trống trơn
- B.Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng
- C.Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
- D.Hình thành quần xã tương đối ổn định.
Câu 18: Nguyên nhân bên trong gây ra diễn thế sinh thái là:
- A.sự cạnh tranh trong loài thuộc nhóm ưu thế
- B.sự cạnh tranh trong loài chủ chốt
- C.sự cạnh tranh giữa các nhóm loài ưu thế
- D.sự cạnh tranh trong loài đặc trưng.
Câu 19: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 so với sinh vật tiêu thụ bậc 1 là: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo)
- A.0,57%
- B.0,92%
- C.0,42%
- D.45,5%
Câu 20: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể
- A. Đột biến điểm
- B. Đột biến tự đa bội
- C. Đột biến dị đa bội
- D. Đột biến lệch bội
Câu 21 : Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tùy thuộc vào
- A. Tổ hợp gen và môi trường
- B. Tổ hợp gen và loại đột biến
- C. Môi trường và loại đột biến
- D. Loại đột biến
Câu 22: Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành
- A. Loài mới
- B. Cá thể mới
- C. Họ mới
- D. Bộ mới
Câu 23: Cho các nhân tố sau:
(1) Biến động di truyền
(2) Đột biến
(3) Giao phối không ngẫu nhiên
(4) Giao phối ngẫu nhiên
Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:
- A. 1, 2
- B. 1, 4
- C. 1, 3
- D. 2, 4
Câu 24: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là:
- A. quần xã
- B. mọi cấp độ
- C. quần thể
- D. cá thể
Câu 25: Chu kì bán rã của 14C và 238U là:
- A. 5.730 năm và 4,5 tỉ năm
- B. 5.730 năm và 4,5 triệu năm
- C. 570 năm và 4,5 triệu năm
- D. 570 năm và 4,5 tỉ năm
Câu 26: Trong các bằng chứng tiến hóa:
(I). bằng chứng phôi sinh học so sánh
(II). Bằng chứng giải phẫu học so sánh
(III). Bằng chứng hóa thạch
(IV). Bằng chứng tế bào học
(V). bằng chứng sinh học phân tử
Bằng chứng nào không xếp chung nhóm với các bằng chứng còn lại?
- A. (I)
- B. (III)
- C. (V)
- D. (IV) và (V)
Câu 27: Vai trò của biến động di truyền trong tiến hoá nhỏ là :
- A. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đôt ngột.
- B. thúc đẩy sự cách li di truyền.
- C. tạo ra loài mới một cách nhanh chóng.
- D. làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng xác định.
Câu 28: Cho các nhân tố sau:
(1) Giao phối không ngẫu nhiên
(2) Chọn lọc tự nhiên
(3) Đột biến gen
(4) Giao phối ngẫu nhiên
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, những nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể là:
- A. 1 và 4
- B. 2 và 4
- C. 3 và 4
- D. 2 và 3
Câu 29: Theo Đacuyn, nhân tố chính dẫn đến tạo ra các loài sinh vật mới trong tự nhiên là:
- A. Chọn lọc nhân tạo
- B. Chọn lọc tự nhiên
C. Biến dị cá thể
- D. Sự thay đổi các điều kiện sống
Câu 30: Loài người hình thành vào kỉ
- A. đệ tứ
- B. đệ tam
- C. jura
- D. tam điệp
Câu 31: Đặc điểm chung của đại Thái cổ và đại Cổ sinh là:
- A. Sự sống còn tập trung dưới nước.
- B. Hình thành sinh quyển.
- C. Có giun và thân mền trong giới động vật.
- D. Có quá trình phân bố lại địa dương.
Câu 32: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số tương đối các alen thuộc một gen của cả hai quần thể là:
- A. đột biến
- B. biến động di truyền
C. di nhập gen - D. chọn lọc tự nhiên
Câu 33: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là:
- A. Chọn lọc chống lại alen lặn
- B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp
- C. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp
- D. Chọn lọc chống lại alen trội
Câu 34: Cho các nội dung:
1. Yếu tố ngẫu nhiên chỉ là nhân tố tiến hóa khi kích thước quần thể có kích thước nhỏ.
2. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành loài.
3. Yếu tố ngẫu nhiên làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
4. Yếu tố ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số các alen quy định tính trạng có lợi
5. Quần thể có kích thước càng lớn, thì ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên càng mạnh mẽ.
Có bao nhiêu nội dung nói đúng về yếu tố ngẫu nhiên?
- A. 3
- B. 1
- C. 2
- D. 4
Câu 35: bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?
- A. ARN có khả năng tự nhân đôi mà không cần enzyme (protein)
- B. ADN có thành phần nucleotit với đường C5H10O5
- C. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử gồm nhiều đơn phân
- D. ARN có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN
Câu 36: Trôi dạt lục địa là hiện tượng
- A. tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật.
- B. di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại.
- C. liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea.
- D. di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy.
Câu 37: Theo quan niệm hiện đại, thực chất của tiến hoá nhỏ:
- A. Là quá trình hình thành các đơn vị tiến hoá trên loài.
- B. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể.
- C. Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể).
- D. Là quá trình hình thành loài mới.
Câu 38: Sự phát triển của sinh giới lần lượt trải qua các đại địa chất nào?
- A. Nguyên sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh
- B. Thái cổ → Cổ sinh → Nguyên sinh → Trung sinh → Tân sinh
- C. Cổ sinh → Thái cổ → Nguyên sinh → Trung sinh → Tân sinh
- D. Thái cổ → Nguyên sinh → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh
Câu 39: Theo quan niệm hiện đại ,chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
- A. nhiễm sắc thể
- B. kiểu gen
- C. alen
- D. kiểu hình
Câu 40: Ở thực vật quá trình hình thành loài diễn ra nhanh nhất trong trường hợp:
- A.Cách ly địa lý.
- B. Cách ly tập tính.
- C. Cách ly sinh thái.
- D. Lai xa và đa bội hóa.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Cơ thể di truyền và biến dị (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền (P3)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 4: Đột biến gen (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 1: Bằng chứng và cơ thể tiến hóa (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 chương 2: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên trái đất (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (P2)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo)
- Trắc nghiệm sinh học 12 bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen (P2)