Đề thi thử trắc nghiệm môn Sử mới nhất kì thi THPT 2017 Đề số 4
Kiến thức môn Lịch Sử đòi hỏi các bạn học sinh phải nhớ nhiều kiến thức. Do đó, cách tốt nhất để các bạn vừa nhớ được kiến thức lâu lại biết cách phân bố thời gian làm bài khoa học chính là luyện đề. Và dưới đây chính là bộ đề hay mà KhoaHoc đã sưu tập cho các bạn.
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
BÀI THI: MÔN LỊCH SỬ
(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Chiến lược “Cam kết và mở rộng” do ai đề ra?
A. Tổng thống Níchxơn
B. Tổng thống Truman
C. Tổng thống Bill Clintơn
D. Tổng thống Rudơven
Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật thế kỉ XX có điểm nào khác nhau cơ bản với cách mạng khoa học - kĩ thuật trước đây?
A. Nó đã đạt được những thành tựu rất cao.
B. Nó đã có sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa học và kĩ thuật.
C. Nó đã có những phát minh, sáng chế mới.
D. Nó đã đưa loại người bước vào nền văn minh công nghiệp.
Câu 3: Trước Chiến tranh thế giới thứ hai Châu Mĩ la tinh là thuộc địa kiểu mới, là “sân sau” của nước nào?
A. Tây Ban Nha
B. Anh
C. Bồ Đào Nha
D. Mỹ
Câu 4: Những nước nào ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế Châu Á”
A. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc
B. Nhật Bản, Hàn Quốc, Sinhgapo
C. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan
D. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan
Câu 5: Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã xuất hiện trung tâm kinh tế, tài chính nào?
A. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu.
B. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Nhật Bản
C. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
D. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.
Câu 6: Giai đoạn thứ nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
B. Từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
C. Từ những năm 40 đến những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Từ những năm 60 đến những năm 70 của thế kỉ XX.
Câu 7: Hạn chế cơ bản nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 là gì?
A. Đã chế tạo nhiều vũ khí hiện đại, đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ CTTG III.
B. Nạn khủng bố phổ biến, tình hình thế giới căng thẳng.
C. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân hủy diệt loài người.
D. Chế tạo các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh có tính chất hủy diệt, gây ra nạn ô nhiễm môi trường, tai nạn, bệnh tật mới.
Câu 8: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Hòa bình, trung lập
B. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người
D. Bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN.
Câu 9: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
A. Liên Xô thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
B. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “chịến tranh lạnh” của Mĩ.
D. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
Câu 10: Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
B. Các chính sách, biện pháp điều tiết của nhà nước
C. Không bị chiến tranh tàn phá mà còn làm giàu từ chiến tranh.
D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 11: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?
A. Tháng 8-1967. Tại Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).
B. Tháng 9-1968. Tại Băng Cốc (Thái Lan).
C. Tháng 6-1967. Tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).
D. Tháng 8-1967. Tại Băng Cốc (Thái Lan).
Câu 12: Máy tính điện tử đầu tiên ra đời vào năm:
A. 1946
B. 1942
C. 1945
D. 1940
Câu 13: Đầu tháng 8 - 1975, 33 nước châu Âu cùng với những nước nào kí kết Định ước Henxinki?
A. Cùng với Mĩ và Liên Xô.
B. Cùng với Mĩ và Pháp.
C. Cùng với Mĩ và Anh.
D. Cùng với Mĩ và Ca-na-đa.
Câu 14: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi dành được độc lập là:
A. Luôn thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực.
B. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
C. Khởi xướng phong trào không liên kết.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 15: Đường lối đổi mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc có đặc điểm gì?
A. Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm.
B. Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
C. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm.
D. Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm.
Câu 16: Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Nhiều nước có tốc độ phát triển khá nhanh
B. Ngày càng mở rộng đối ngoại, hợp tác với các nước Đông Á và EU.
C. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập.
D. Sự ra đời của khối ASEAN.
Câu 17: Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu-ba?
A. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-Ca-đa (26-7-1953).
B. Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất Cu-ba (1956).
C. Nghĩa quân Cu-ba mở cuộc tấn công (1958).
D. Nghĩa quân Cu-ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1-1-1959).
Câu 18: Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện:
A. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991)
B. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972.
C. Định ước Henxinki năm 1975.
D. Cuộc gặp không chính thức giữa tổng thống Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989)
Câu 19: Người đã lãnh đạo nước Nga vượt qua khủng hoảng, giúp kinh tế hồi phục và phát triển, vị thế quốc tế của Nga được nâng cao sau khi CNXH sụp đổ ở Liên xô là ai?
A. Putin
B. Enxin.
C. Xtalin.
D. Lênin.
Câu 20: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất?
A. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.
B. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.
C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.
D. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.
Câu 21: Quốc gia giành độc lập sớm nhất ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Ai Cập
B. Angiêri
C. Êtiôpia
D. Tuynidi
Câu 22: Lịch sử ghi nhận năm 1960 là năm của châu Phi. Vì sao?
A. Tất cả các nước châu Phi đều giành được độc lập.
B. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã.
C. Có 17 nước ở châu Phi giành được độc lập.
D. Chủ nghĩa thực dân sụp đổ ở châu Phi.
Câu 23: Ai là người khởi xướng công cuộc cải cách và mở cửa Trung Quốc từ năm 1978?
A. Mao Trạch Đông
B. Đặng Tiểu Bình
C. Tập Cận Bình
D. Chu Ân Lai
Câu 24: Sự kiện nào dưới đây gắn với tên tuổi của Nenxơn Manđêla?
A. Lãnh tụ của phong tràơ giải phóng dân tộc ở Ăngôla.
B. Lãnh tụ của phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
C. Chiến sĩ nổi tiếng chống ách thống trị của bọn thực dân.
D. Lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở Angiêri.
Câu 25: Để kết thúc nhanh chiến tranh ở châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương, ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh đã thống nhất mục đích gì?
A. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Bec-lin
B. Tiêu diệt tận gốc chủ nghía phát xít Đức và quân phiệt Nhật
C. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật
D. Tất cả các mục đích trên.
Câu 26: Quyết định nào sau đây không nằm trong hội nghị Ianta?
A. Phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc ở châu Âu và châu Á.
B. Quy định việc tổ chức xử các tội phạm chiến tranh.
C. Tiêu diệt tận gốc phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
Câu 27: Ngày kỷ niệm Liên Hiệp Quốc là:
A. 4/10/1946
B. 20/11/1945
C. 24/10/1945
D. 27/7/1945
Câu 28: Sự phân chia đối lập về kinh tế và quân sự giữa các nước Tây Âu Tư bản chủ nghĩa và Đông Âu Xã hội chủ nghĩa được tạo nên bởi:
A. Kế hoạch Mácsan và sự ra đời của khối quân sự NATO
B. Sự thành lập khối quân sự NATO.
C. Chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ.
D. Học thuyết Truman của Mĩ.
Câu 29: Ý nghĩa sự thành lập nhà nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là:
A. Chấm dứt thời gian dài bị phong kiến, đế quốc, tư sản thống trị
B. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Mở ra kỷ nguyên độc lập tự do tiến lên chủ nghĩa xã hội.
D. Cả ba ý trên
Câu 30: Nhiệm vụ của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là:
A. Giải quyết kịp thời những việc bức thiết của nhân loại: nạn đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường.
B. Chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới
C. Tất cả các nhiệm vụ trên.
D. Giải quyết mọi công việc hành chính của Liên Hiệp Quốc.
Câu 31: Thời gian thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:
A. Tháng 10 - 1951
B. Tháng 10 – 1950
C. Tháng 10 - 1949
D. Tháng 10 – 1948
Câu 32: Liên Xô và Mĩ trở thành hai thế lực đối đầu nhau rồi đi đến “chiến tranh lạnh” vào thời điểm nào?
A. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 33: Thời gian Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc là:
A. Tháng 9 - 1987.
B. Tháng 9 - 1967.
C. Tháng 9 – 1977.
D. Tháng 9 - 1997.
Câu 34: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mưu đồ bao quát của Mĩ là:
A. Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh
C. Tiêu diệt phong trào công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa.
D. Làm bá chủ toàn thế giới.
Câu 35: Trong giai đoạn 1945 - 1954 nhân dân Lào kháng chiến chống Pháp dưới sự lãnh đạo của tổ chức nào?
A. Đảng cộng sản Việt Nam
B. Đảng Nhân dân Lào
C. Đảng dân tộc dân chủ Lào
D. Đảng cộng sản Đông Dương
Câu 36: Vị trí công nghiệp của Liên Xô trên thế giới trong những năm 50 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là:
A. Đứng thứ hai trên thế giới
B. Đứng thứ ba trên thế giới
C. Đứng thứ nhất trên thế giới
D. Đứng thứ tư trên thế giới
Câu 37: Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học – kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
A. Phát minh sinh học.
B. Phát minh hóa học.
C. "Cách mạng xanh".
D. Tạo ra công cụ lao động mới.
Câu 38: Hiệp ước Ba-li (2 - 1976) đã nêu ra nguyên tắc cơ bản trong quan hệ các nước ASEAN là gì?
A. Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
B. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
C. Cả ba nguyên tắc nói trên.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Câu 39: Trong sự phát triển "thần kì" của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?
A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
C. "Len lách" xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.
D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.
Câu 40: Năm nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là:
A. Thái Lan, Indonêxia, Malayxia, Singapo, Philippin
B. Indonêxia, Malayxia, Sinhgapo,Mianma, Thái lan
C. Philippin, Indonêxia, Malayxia, Mianma, Brunây
D. Thái Lan, Malayxia, Singapo, Philippin, Brunây
--------------------------------------HẾT------------------------------------
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Xem thêm bài viết khác
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 316
- Đáp án đề minh họa 2022 tổ hợp môn Xã hội Đề minh họa 2022 tổ hợp môn Xã hội
- Đề thi thử trắc nghiệm môn Sử mới nhất kì thi THPT 2017 Đề số 8
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 313
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 311
- Thi THPQG 2020: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 314
- Đề và đáp án môn Sử mã đề 304 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề và đáp án môn Sử mã đề 317 thi THPTQG 2017 – đáp án của bộ GD-ĐT
- Đề thi thử trắc nghiệm môn Sử mới nhất kì thi THPT 2017 Đề số 10
- Đáp án đề thi thử trắc nghiệm mới nhất môn Sử kì thi THPT 2017 Đề số 11
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 321
- Thi THPQG 2019: Đề thi và đáp án môn Lịch sử mã đề 317