Giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

  • 1 Đánh giá

Đề bài: Giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Bài làm:

Giá trị nội dung:

  • Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức nước Việt. Suốt cả câu chuyện, tác giả đã xây dựng những chi tiết, tình huống giàu kịch tính về cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn với tên tướng giặc ngông cuồng. Bất bình trước sự sách nhiễu của tên tướng giặc với nhân dân, Ngô Tử Văn đã đốt đền, mặc cho hắn đe dọa, Ngô Tử Văn cũng kiên quyết không chịu nhận tội. Trong cuộc đối chất ở phiên xử kiện của Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm vạch trần sự dối trá, ngang ngược của tên Thổ công giả mạo để trả lại miếu cho Thổ công thật - một vị công thần dưới triều vua Lí Nam Đế. Đặt trong hoàn cảnh của đất nước khi đang bị phương Bắc lăm le xâm chiếm ta mới thấy hết được tinh thần yêu nước mà Nguyễn Dữ gửi gắm trong tác phẩm của mình
  • Đồng thời, kết thúc tác phẩm, Ngô Tử Văn được xử thắng kiến và nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên cũng đã thể hiện niềm tin về công lí, chính nghĩa nhất định sẽ chiến thắng gian tà. Trong xã hội phong kiến đương thời, khi công lí, chính nghĩa được xem như một món hàng có thể dùng tiền để mua được thì chiến thắng của Ngô Tử Văn với tên tướng giặc trong phiên tòa của Diêm Vương đã làm người đọc cảm thấy hả hê, sung sướng biết bao nhiêu. Niềm tin vào công lí, vào chính nghĩa cũng vì thế mà vẫn được thắp lên trong tâm hồn của mỗi con người..

Giá trị nghệ thuật

  • Bằng cách kể chuyện lôi cuốn với những tình tiết và cách xây dựng truyện giàu kịch tính, Nguyễn Dữ đã dựng nên bức chân dung của nhân vật Ngô Tử Văn một cách sắc nét và sinh động.
  • Chuyện sử dụng những chi tiết kì ảo, hoang đường khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, hứng thú với người đọc.
  • 20 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Soạn văn 10 tập 2