Giải Bài 21: Di truyền y học
Di truyền y học là một bộ phận của di truyền học người chuyên nghiên cứu phát hiện các nguyên nhân, cơ chế gây bệnh di truyền ở người và đề ra các biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị các bệnh di truyền ở người. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài 21.
A. Lý thuyết
I. Bệnh di truyền phân tử
- Là những bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức độ phân tử
- Nguyên nhân: Phần lớn do đột biến gen gây nên
- Hậu quả: làm biến đổi protein do gen quy định, có thể gây rối loạn các quá trình chuyển hóa trong cơ thể
- Một số bệnh: hồng cầu lưỡi liềm, máu khó đông, pheninketo niệu, ...
II. Hội chứng liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể
- Là tổn thương ở các hệ cơ quan của người bệnh do đột biến cấu trúc hoặc số lượng NST thường liên quan đến rất nhiều gen.
- Nguyên nhân: đột biến NST
- Hậu quả: gây rối loạn hoạt động của các hệ cơ quan, dị dạng bẩm sinh hoặc gây chết
- Một số hội chứng: Đao, Tocno, ...
III. Bệnh ung thư
- Là một loại bệnh được gây nên bởi nhiều loại đột biến khác nhau (gồm cả đột biến gen và đột biến NST) làm cho các tế bào phân chia liên tục và có khả năng di chuyển vị trí tạo nên các khối u.
- Có 2 nhóm gen kiểm soát chu kì tế bào mà sự biến đổi của chúng có thể dẫn tới ung thư:
- Gen quy định các yếu tố sinh trưởng
- Gen ức chế khối u
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 91 - sgk Sinh học 12
Hãy dùng sơ đồ tóm tắt cơ chế gây bệnh phênimkêto niệu ở người.
Câu 2: Trang 91 - sgk Sinh học 12
Trình bày cơ chế phát sinh hội chứng Đao.
Câu 3: Trang 91 - sgk Sinh học 12
Vì sao người ta không phát hiện được các bệnh nhân có thừa các nhiễm sắc thể NST số 1 hoặc số 2 (những NSTcó kích thước lớn nhất trong bộ NST người) của người?
Câu 4: Trang 91 - sgk Sinh học 12
Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoại động quá mức gây ra quá nhiều sản phẩm của gen. Hãy đưa ra một số kiểu đột biến dẫn đến làm cho biến một gen bình thường (gen tiền ung thư) thành gen ung thư.
Xem thêm bài viết khác
- Nếu chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái để phân loại các loài thì có chính xác không? Giải thích
- Làm thế nào có thể chứng minh được 2 gen có khoảng cách bằng 50 cM lại cùng nằm trên một NST?
- Giải câu 9 bài 23 Sinh học 12 trang 102
- Trình bày quy trình tạo giống cây khác loài bằng phương pháp lai tế bào xôma.
- Cho ví dụ về các bậc dinh dưỡng của 1 quần xã tự nhiên và 1 quần xã nhân tạo
- Giải bài 19 sinh 12: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
- Dựa vào đâu người ta phân chia lịch sử Trái Đất thành các niên đại?
- Các nhà khoa học thường dùng tiêu chuẩn gì để phân biệt loài vi khuẩn này với loài vi khuẩn khác? Giải thích
- Hãy trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh địa hóa trên Trái Đất
- Một đoạn chuỗi pôlipeptit là Arg-Gly-Ser-Phe-Val-Asp-Arg được mã hoá bởi đoạn ADN sau:
- Giả sử rằng ở cây cà độc dược thuộc loại thể ba nhiễm về NST số 2 (sự bất cặp của các NST số 2 trong quá trình giảm phân xảy ra theo kiểu hai NST
- Trong các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, có loài có lợi, có loài có hại. Hãy xếp theo thứ tự từ 1 cho tới hết các mối quan hệ theo nguyên tắc