Giải bài 4 vật lí 12: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức
Trong bài này, KhoaHoc xin giới thiệu với các bạn về ba loại dao động nữa, đó là dao động tắt dần, dao động duy trì và dao động cưỡng bức. Hi vọng bài học này sẽ giúp các bạn hiểu phân biệt được các loại dao động và biết cách giải một số bài tập về dao động.
A. Lý thuyết
I. Dao động tắt dần
1. Thế nào là dao động tắt dần?
Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
2. Giải thích
Khi con lắc dao động, nó chịu tác dụng của lực cản không khí. Lực cản này cũng là một lực ma sát làm tiêu hao cơ năng của con lắc, chuyển hóa cơ năng dần thành nhiệt năng. Vì thế, biên độ của con lắc giảm dần theo thời gian.
3. Ứng dụng
Dao động tắt dần được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống ví dụ như trong thiết bị đóng cửa tự động hay các thiết bị giảm xóc ....
II. Dao động duy trì
Dao động duy trì là dao động được duy trì bằng cách giữ cho biên độ không đổi mà không làm thay đổi chu kì của dao động riêng.
Dao động của con lắc đồng hồ,
III. Dao động cưỡng bức
1. Thế nào là dao động cưỡng bức?
Dao động cưỡng bức là dao động chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn.
2. Đặc điểm
- Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
- Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức và độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ.
IV. Hiện tượng cộng hưởng
1. Định nghĩa
Hiện tượng cộng hưởng là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động.
Điều kiện cộng hưởng: f = f0.
2. Giải thích
Khi f = f0 thì hệ được cung cấp năng lượng một cách nhịp nhàng đúng lúc, do đó biên độ dao động của hệ tăng dần lên.
Biên độ dao động đạt tới cực đại và không đổi khi tốc độ tiêu hao ma sát bằng tốc độ cung cấp năng lượng cho hệ.
3. Vai trò
Hiên tượng cộng hưởng vừa có lợi vừa có hại.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: SGK Vật lí 12, trang 21:
Nêu đặc điểm của dao động tắt dần. Nguyên nhân của nó là gì?
Câu 2: SGK Vật lí 12, trang 21:
Nêu đặc điểm của dao động duy trì.
Câu 3: SGK Vật lí 12, trang 21:
Nêu đặc điểm của dao động cưỡng bức.
Câu 4: SGK Vật lí 12, trang 21
Hiện tượng cộng hưởng là gì? Nêu điều kiện để có cộng hưởng. Cho một ví dụ.
Câu 5: SGK Vật lí 12, trang 21:
Một con lắc dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 3 %. Phần năng lườn của con lắc bị mất đi trong một dao động toàn phần là bao nhiêu?
A. 3%
B. 9%
C. 4,5%
D. 6%
Câu 6: SGK Vật lí 12, trang 21
Một con lắc dài 44 cm được treo vào trần của một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh của toa xe gặp chỗ nối nhau của đường ray. Hỏi tàu chạy thẳng đều với tốc độ bằng bao nhiêu thì biên độ dao động của con lắc sẽ lớn nhất? Cho biết chiều dài của mỗi đường ray là 12,5 m.Lấy g = 9,8 .
A. 10,7 km/h.
B. 34 km/h.
C. 106 km/h.
D. 45 km/h.
=> Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào thí nghiệm ở Hình 27.1 có thể kết luận gì về bước sóng của tia hồng ngoại và tia tử ngoại?
- Giải bài 11 vật lí 12: Đặc trưng sinh lí của âm
- Vẽ sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản và giải thích tác dụng của từng bộ phận trong sơ đồ.
- Thế nào là con lắc đơn? Khảo sát dao động của con lắc đơn về mặt động lực học. Chứng minh rằng dao động nhỏ
- Giải bài 13 vật lí 12: Các mạch điện xoay chiều
- Giải bài 19 vật lí 12: Thực hành khảo sát đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp
- Giải bài 1 vật lí 12: Dao động điều hòa
- Giải bài 36 vật lí 12 Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân sgk vật lí 12 trang 181
- Giải bài 14 vật lí 12: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp.
- Sự biến thiên của dòng điện I trong một mạch dao động lệch pha như thế nào so với sự biến thiên của điện tích q của một bản tụ điện?
- Giải vật lí 12: Bài tập 13 trang 216 sgk
- Giải bài 7 vật lí 12 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ