Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
Câu 5: (Trang 93 - SGK Ngữ văn 7) Hãy chỉ ra một cách đầy đủ các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó?
Bài làm:
- Điệp từ: "chàng" và "thiếp" (được kết hợp ngược chiều trong câu "chàng thì đi…thiếp thì về" hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ "lòng chàng ý thiếp").
- Điệp ngữ cách quãng :
Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
- Điệp ngữ đầu – cuối (vòng tròn) : phần cuối của câu trên được làm phần mở đầu cho câu dưới:
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
- Tác dụng :
- Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ.
- Gợi lên sự xa cách của không gian.
- Diễn tả sự trùng điệp ngút ngàn mờ mịt của ngàn dâu, nỗi chia li dài dằng dặc không nguôi.
Xem thêm bài viết khác
- Điền từ trái nghĩa vào các thành ngữ sau
- Diễn tả cảm xúc của em về mùa hạ bằng một đoạn văn ngắn
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.
- Ở bài 1, cuộc đời lận đận, vất vả của cò được diễn tả như thế nào? Ngoài nội dung than thân, bài ca dao này còn có nội dung nào khác?
- Viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) trong đó có sử dụng từ đồng âm.
- Nội dung chính bài: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
- Soạn văn 7 bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
- Viết 1 đoạn văn ngắn (7-10 câu) có sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa (đề tài tự chọn)
- Dựa vào điều đã phân tích, nhận xét về hai câu thơ dịch. Thử dịch thành bốn câu theo thể thơ lục bát hoặc cổ thể.
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Những câu hát châm biếm
- Nội dung chính bài: Từ ghép