Khoa học tự nhiên 7 bài 28 Thần kinh, giác quan và sự thích nghi của cơ thể

  • 1 Đánh giá

KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho Khoa học tự nhiên 7 bài 28 về Thần kinh, giác quan và sự thích nghi của cơ thể - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 7, trang 169.

1. Hoạt động khởi động

Mỗi cá nhân hãy tưởng tượng và cho biết phản ứng của mình khi có tác động sau đây: kim đâm vào tay, bị chiếu ánh sáng mạnh vào mắt, đi lại vào ban đêm nhưng không có đèn, nghe tiếng động rất mạnh. Tại sao con người lại có thể nhận biết được các kích thích đó và có phản ứng thích hợp?

Bài làm:

- khi kim đâm thì rụt tay lại

- bị ánh sáng mạnh chiếu thì nhắm mắt hoặc quay mặt đi

- đi lại ban đêm không có đèn thì định vị bằng tay, tai nghe âm thanh

- nghe tiếng động mạnh thì bịt tai lại

Con người có thể nhận biết các kích thích đó là nhờ các cơ quan thụ cảm và nhờ hệ thần kinh sẽ giúp ta phản ứng thích hợp.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Quan sát hình 28.1, mô tả cấu tạo hệ thần kinh ở người. Hãy chú thích vào hình bằng các từ gợi ý: hạch thần kinh, não bộ, tủy sống, dây thần kinh

Bài làm:

Hệ thần kinh gồm 2 bộ phận chính:

- Trung ương thần kinh

1. Não bộ

2. tủy sống

- Bộ phận ngoại biên

3. hạch thần kinh

4. dây thần kinh

Thảo luận và cho biết chức năng của các giác quan được thể hiện trong các hình dưới đây. Tại sao chúng được gọi là cơ quan phân tích?

Bài làm:

- Các giác quan:

  • Thị giác: nhận biết và phân tích ánh sáng
  • Thính giác: nhận biết và phân tích âm thanh
  • Vị giác: nhận biết và phân tích mùi vị
  • Xúc giác: nhận biết và phân tích nhiệt độ, độ ẩm, …
  • Khứu giác: nhận biết và phân tích mùi

- Đây được gọi là các cơ quan phân tích vì sau khi tiếp nhận kích thích, chúng truyền thông tin đến vùng phân tích tương ứng trong trung ương thần kinh để xử lí và nhận lại tín hiệu phản ứng thích hợp.

Điền từ thích hợp vào đoạn thông tin sau (cơ thể, thay đổi, thích nghi, cơ quan, phối hợp, điều hòa) 

Hệ thần kinh và các giác quan có chức năng nhận biết, ………………… và ……………….mọi hoạt động của các cơ quan, hệ ……………… trong cơ thể làm cho ……… trở thành một khối thống nhất, đảm bảo sự ……………….của cơ thể với những ………….. của môi trường sống.

Bài làm:

1. phối hợp

2. điều hòa

3. cơ quan

4. cơ thể

5. thích nghi

6. thay đổih

1. Tìm hiểu đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh

Quan sát hình 28.3 và sử dụng các cụm từ: sợi nhánh, thân noron, nhân, bao mielin, eo Ranvie, sợi trục, cúc xinap, dẫn truyền xung thần kinh điền vào vị trí đúng trên hình 28.3A và giải thích chiều mũi tên hình 28.3B

Hình 28.3A:

1. sợi nhánh

2. thân

3. eo Ranvie

4. cúc xinap

5. sợi trục

6. bao mielin

7. nhân

Hình 28.3B. dẫn truyền xung thần kinh

2. Tìm hiểu cấu tạo của não bộ

a, Quan sát hình 28.4 và sử dụng các cụm từ: hộp sọ, đại não, đồi thị, tiểu não, hành não, tủy sống để điền vào hình.

Bài làm:

1. đại não

2. hộp sọ

3. đồi thị

4. hành não

5. tủy sống

6. tiểu não

b, Quan sát hình 28.5 và mô tả cấu tạo của não bộ

Bài làm

Não bộ nằm trên tủy sống.

Gồm 4 phần:

  • Trụ não
  • Tiểu não
  • Não trung gian
  • Đại não

3. Tìm hiểu cấu tạo của tủy sống

Quan sát hình 28.6, điền chú thích các phần của tủy sống vào hình.

Bài làm:

1. đại não

2. đồi thị

3. vùng dưới đồi

4. cuống não

5. hành não

6. tiểu não

7. tủy sống

8. cột sống

9. hạch thần kinh

10. dây thần kinh

5. Hệ thần kinh sinh dưỡng là gì?

Điền từ thích hợp và đoạn thông tin sau (trung ương, ngoại biên, hạch thần kinh, giao cảm, nội tạng, đối lập, điều hòa)

Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm phần …………… nằm trong não, tủy sống và phần …………….là các dây thần kinh và ………………. Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm hai phân hệ …………… và đối giao cảm, hai phân hệ này hoạt động ………… nhau nhờ đó mà hệ thần kinh này ………….được hoạt động của các cơ quan ……….. trong cơ thể.

Bài làm:

1. trung ương

2. ngoại biên

3. hạch thần kinh

4. giao cảm

5. phối hợp

6. điều hòa

7. nội tạng

Quan sát hình 28.8, so sánh hoạt động và chức năng của phân hệ giao cảm và đối giao cảm.

Bài làm:

Hai phân hệ này có hoạt động đối lập nhau nhằm điều hòa hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

4. Tìm hiểu cấu tạo cung phản xạ

Quan sát hình 28.7 và chú thích các bộ phận của cung phản xạ bằng các thông tin cho sẵn ở cột bên.

Bài làm:

1. nhận cảm

2. dẫn truyền hướng tâm

3. phân thích trung ương

4. dẫn truyền li tâm

5. trả lời

6. Cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích

Quan sát hình 28.9, mô tả cấu tạo và chức năng các bộ phận của cơ quan phân tích (lấy mắt làm đại diện)

Bài làm:

Cơ quan thụ cảm – (dây tk hướng tâm)à trung ương thần kinh –(dây tk li tâm)à cơ quan phản ứng

7. Cơ quan phân tích thị giác

Chọn các từ: màng cứng, màng mạch, màng lưới, thủy tinh thể, mồng mắt, thủy dịch, dây thần kinh điền vào hình 28.10 cho phù hợp.

Bài làm:

1. màng lưới

2. màng mạch

3. màng cứng

4. dây thần kinh

5. mồng mắt

6. thủy dịch

7. thể thủy tinh

Mô tả chiều đi của ánh sáng qua các lớp tế bào cảm quang của màng lưới.

Bài làm:

Ánh sáng => tế bào hạch => tế bào lưỡng cực => tế bào nhánh => tế bào thụ cảm thị giác (tế bào nón và tế bào que)

8. Cơ quan phân tích thính giác

- Quan sát hình 28.12, điền tên chỉ các bộ phận cấu tạo của tai.

Chọn các từ: dây thần kinh, xương tai giữa, ống tai, ốc tai, vành tại và điền vào hình ccho phù hợp.

Bài làm:

1. vành tai

2. ống tai

3. xương tai giữa

4. ốc tai

5. dây thần kinh

- Quan sát hình 28.13, điền tên chỉ các bộ phận cấu tọa của ốc tai.

Chọn các từ: dây thần kinh, màng mái, màng cơ sở, ngoại dịch, nội dịch, tế bào thần kinh thính giác và điền vào hình cho phù hợp.

Bài làm:

1. nội dịch

2. màng che phủ

3. ngoại dịch

4. dây thần kinh

5. màng cơ sở

6. tế bào thụ cảm thịnh giác

9. Chức năng của các tổ chức thần kinh

Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 28.1

Bảng 28.1. Vị trí và chức năng của các tổ chức thần kinh

Tên tổ chức

Vị trí

Chức năng

Noron

Tủy sống

Dây thần kinh

Đại não

Trụ não

Tiểu não

Não trung gian

Bài làm

Tên tổ chức

Vị trí

Chức năng

Noron

Nằm dải dác trong hệ thần kinh

Thực hiện các chức năng của hệ thần kinh

Tủy sống

Trong cột sống

Điều hòa, điều khiển chức năng vận động

Dây thần kinh

Khắp cơ thể

Dẫn truyền xung thần kinh

Đại não

Trong hộp sọ

Điều hòa, điều khiển các hoạt động sống của cơ thể cùng với các bộ phận khác của hệ thần kinh

Trụ não

Trong não bộ, tiếp nối với tủy sống

điều khiển, điều hòa hoạt động của các nội quan (tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp)

Tiểu não

Trong não bộ, phía sau gáy, dưới đại não

điều hòa, phối hợp hoạt động các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể

Não trung gian

Nằm giữa trụ não và đại não

điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt

10. Tìm hiểu chức năng của vỏ não

Tìm hiểu thông tin, hoàn thành bảng 28.2:

Bảng 28.2. Vị trí và chức năng các vùng của vỏ não

Vùng

Vị trí

Chức năng

Cảm giác

Vận dụng

Hiểu tiếng nói

Hiểu chữ viết

Vận động ngôn ngữ

Vị giác

Thính giác

Thị giác

Bài làm

KHTN lớp 7 bài 28

11. Tìm hiểu vai trò của hệ thần kinh

Điền vào chỗ chấm trong đoạn thông tin sau (chọn các từ: vỏ não, trung ương, sinh dưỡng, ngoại biên, thần kinh, vận động, cảm giác, thụ cảm)

Hệ thần kinh bao gồm bộ phận ………….. là não bộ và tử sống, bộ phận …………… là các dây thần kinh và hạch ………. Dựa vào chức năng của hệ thần kinh được chia thành hệ thần kinh …………………. Và hệ thần kinh …………….. Cơ quan phân tích bao gồm 3 thành phần là: các tế bào ……………………. (nằm trong các cơ quan thụ cảm tương ứng), dây thần kinh ………….. và vùng …………….. tương ứng.

Bài làm:

1. trung ương

2. ngoại biên

3. thần kinh

4. sinh dưỡng

5. vận động

6. thụ cảm

7. cảm giác

8. vỏ não

3. Hoạt động luyện tập

1. Cấu trúc và chức năng của noron

Điền vào chỗ chấm trong đoạn thông tin sau (chọn các từ: myelin, noron, nhánh, trục, xinap, cơ quan, cảm ứng, dẫn truyền)

Noron là đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh. Mỗi ………….gồm 1 thân, nhiều sợi …………….. và 1 sợi ……………… Sợi trục thường có bao ………………… Tận cùng của sợi trục có các cúc ……… là nơi tiếp giáp giữa noron này với noron khác hoặc với …………… trả lời. Noron có chức năng ………………. và ………….. xung thần kinh.

Bài làm:

1. noron

2. nhánh

3. trục

4. myelin

5. xinap

7. cơ quan

8. cảm ứng

9. dẫn truyền

2. Chức năng của tủy sống

Làm các thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tủy sống, từ đó thảo luận:

- nhận xét biểu hiện của ếch đã hủy não khi bị kích thích bằng dd HCl có nồng độ khác nhau

- tại sao không sử dụng ếch chưa hủy tủy thí nghiệm?

- chức năng của rễ tủy và dây thần kinh tủy là gì?

- Thí nghiệm nhằm mục đích gì?

Bài làm:

- Biểu hiện của ếch trong thí nghiệm

+ dd HCl nhẹ: chỉ 1 chi kích thích co

+ dd HCl vừa: 2 chi co

+ dd HCl mạnh: 4 chi co

- Nếu dùng ếch chưa hủy não thì chúng ta không thể biết phản ứng đó là do não hay do tủy sống điều khiển.

- chức năng của rễ tủy và dây thần kinh tủy là dẫn truyền xung thần kinh về cảm giác và vận động của cơ thể.

- thí nghiệm nhằm mục đích loại bỏ chức năng của não bộ, tìm hiểu chức năng của tủy sống.

3. Vệ sinh mắt

Quan sát hình 28.14 từ đó thảo luận các nội dung sau:

- Giải thích các tật của mắt.

- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra các tật của mắt.

- Đề xuất cách phòng chống các tật cận thị và viễn thị.

- Cách khắc phục các tật của mắt.

Bài làm:

- Các tật của mắt

  • Cận thị: ảnh của vật nằm phía trước màng lưới => chỉ có thể nhìn vật ở khoảng cách gần
  • Viễn thị: ảnh của vật nằm sau màng lưới => chỉ có thể nhìn vật ở khoảng cách xa.

- Nguyên nhân:

  • Cận thị: do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do sinh hoạt học tập không khoa học làm cho thủy tinh thể phồng, mất khả năng dãn.
  • Viễn thị: do cầu mắt ngắn hoặc do thoái hóa làm cho thủy tinh thể không thể phồng được.

- Cách phòng chống và khắc phục:

  • làm việc, học tập khoa học, đủ ánh sáng
  • đảm bảo khoảng cách giữa mắt và vật vừa phải
  • đeo kính phù hợp
  • sử dụng các biện pháp y học hỗ trợ: phẫu thuật, châm cứu, chiếu tia lase, …

4. Các biện pháp vệ sinh tai

Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:

- Ráy tai có nguồn gốc từ đâu và có vai trò gì? Khi lấy ráy tai phải làm thế nào để không làm tồn thương tai?

- Tại sao vệ sinh tránh viêm họng lại có thể phòng tránh bệnh về tai?

- Vì sao nên tránh tiếng ồn mạnh?

- Điếc tai có nguyên nhân do đâu? Phòng chống điếc tai do ô nhiễm tiếng ồn như thế nào?

- Các biện pháp phòng chống bệnh về tai như thế nào?

Bài làm:

- Ráy tai có nguồn gốc từ tuyến ráy ở biểu bì, ống tai có vai trò ngăn chặn các bụi bẩn xâm nhập và tai.

- Khi lấy ráy tai chú ý không dùng các vật sắc nhọn gây tổn thương tai

- Tai có bộ phận vòi nhĩ thông với họng. Do đó tránh viêm họng có thể phòng bệnh về tai.

- khi có tiếng ồn mạnh vượt quá ngưỡng chịu đựng sẽ gây tổn thương màng nhĩ => ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận âm thanh => tránh tiếng ồn mạnh

- Điếc tai có nguyên nhân: bẩm sinh, do màng nhĩ bị tổn thương hoặc do tế bào thụ cảm thính giác bị tổn thương

- Cách phòng chống điếc tai ô nhiễm tiếng ồn: tránh tiếp xúc với nơi có âm thanh mạnh, hoặc nếu làm việc, học tập ở nơi có tiếng ồn cần sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để hạn chế sự tiếp xúc giữa tại âm thanh.

- Các biện pháp phòng chống bệnh về tai:

  • tránh ô nhiễm tiếng ồn
  • không sử dụng các vật sắc nhọn để ngoáy tai
  • phòng tránh các bệnh mũi, họng để tránh gây bệnh cho tai
  • Vệ sinh tai thường xuyên
  • 1.732 lượt xem