Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC
Câu 1: Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?
Bài làm:
Nguyên nhân sâu xa:
- Do sự phát triển không đều, đặc biệt là sự tranh chấp thuộc địa của các nước đế quốc Đức, Áo – Hung, I – ta – li – a và Anh, Pháp, Nga.
- Cả hai tập đoàn đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang. Chính mâu thuận giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa đế quốc Anh và đế quốc Đức, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Tình hình căng thẳng ở Ban – căng từ năm 1912 đến năm 1913 tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ.
Duyên cớ chiến tranh:
- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo – Hung bị một người Xéc – bi ám sát tại Bô – xni – a. Giới quân phiệt Đức, Áo bèn chớp cơ hội đó để gây ra chiến tranh.
- Ngày 28/7/1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc – bi. Ngày 1/8, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3/8, tuyên chiến với Pháp. Ngày 4/8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.
Xem thêm bài viết khác
- Ý nghĩa nổi bật của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?
- Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
- Tình hình nước ta sau năm 1867 có gì đáng chú ý?
- Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào?
- Giải bài 20 lịch sử 11: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng
- Những cải cách của Ra – ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của Xiêm?
- Bài 3: Trung Quốc (Trang 12 – 17,SGK)
- Trình bày diễn biến chính trong giai đoạn đầu của chiến tranh?
- Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phông vinh của kinh tế Mĩ?
- Trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, Liên Xô đã có vai trò như thế nào?
- Trình bày các biện pháp cải cách của Ra –ma V?
- Giải bài 21 lịch sử 11: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX