Nội dung chính bài Chí khí anh hùng

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học "Chí khí anh hùng"?

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên ông là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam. Ông xuất thân trong một gia đình có hai truyền thống lớn đó là truyền thống làm quan và truyền thống văn học. Đây chính là điều kiện tiền đề để Nguyễn Du phát triển tài năng văn học của mình. Mười năm lang bạt đất Bắc, Nguyễn Du được trải nghiệm cuộc sống phong trần làm vốn sóng của ông thêm phong phú, suy ngẫm về xã hội, thân phận con người. Ông được cử đi sứ Trung Quốc 2 lần, lần một năm 1813, được tiếp xúc với nền văn hóa Hán mà ông quen thuộc từ nhỏ, chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn của ông; lần hai năm 1820, chưa kịp đi thì ông bệnh và mất. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du nổi bật với 3 tập thơ với 249 bài là Thanh Hiên thi tập (78 bài), Nam Trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài) đều được sáng tác chữ Hán và Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn được sáng tác bằng chữ Nôm.
  • Tác phẩm: Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) gồm 3254 câu thơ lục bát, bắt nguồn từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tác phẩm được sáng tạo bằng tài năng và tâm huyết của mình, Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác phẩm mới, với một cảm hứng mới, một cách nhận thức và lí giải hiện thực mới và gửi gắm vào đó tâm sự của con người thời đại ông. Truyện Kiều được coi là kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam.
  • Đoạn trích Chí khí anh hùng nằm từ câu 2231 đén câu 2230.

2. Phân tích văn bản

a. Giới thiệu khái quát về Từ Hải

  • Hoàn cảnh ra đi: “Nửa năm hương lửa đương nồng” => Cuộc sống vợ chồng đang nồng nàn, đằm thắm.
  • Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng.
  • Thoắt: dứt khoát, mau lẹ, nhanh chóng.
  • Động lòng bốn phương: trong lòng náo nức chí tung hoành ở bốn phương.
  • Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch.

=> Một tư thế đẹp, hiên ngang không vướng bận, sẵn sàng lên đường của người quân tử.

=> Cảm hứng vũ trụ, ngợi ca… Nguyên Du đã khắc họa thành công người anh hùng Từ Hải - con người mang hoài bão lớn lao.

b. Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều và Từ Hải

  • Lời của Thúy Kiều: Thể hiện rõ mong muốn được đi theo chồng.
    • Phận gái chữ tòng: Bổn phận của người vợ phải theo chồng => Thúy Kiều viện vào lễ giáo phong kiến để thuyết phục Từ Hải “phu xướng phụ tùy”, “xuất giá tòng phu”.
    • Kiều muốn ra đi để cùng chia sẻ, cùng tiếp sức và gánh vác công việc với chồng.

=> Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận của người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải.

  • Lời của Từ Hải
    • Từ rằng: “Tâm phúc tương tri/ Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”

=> Trách móc nhẹ nhàng Thúy Kiều vì chưa hiểu mình, chưa thoát khỏi sự ủy mị của một người phụ nữ tầm thường.

=> Khéo léo, vừa như lời động viên, an ủi Thúy Kiều; vừa khiến Thúy Kiều tự hào khi được đánh giá cao hơn những người phụ nữ khác.

    • Nêu lí do khiến Thúy Kiều không thể theo:
      • Khi nào Từ Hải phải toại nguyện được ước mơ: có một cơ đồ vững chắc để tỏ rõ mặt phi thường.
      • Sẽ “rước nàng nghi gia” => đường hoàng nhất, long trọng nhất => chí khí anh hùng đồng thời vừa thể hiện sự chu đáo, tận tâm, trân trọng Thúy Kiều của Từ Hải.
      • Không muốn Thúy Kiều chịu khổ cùng mình trong cảnh “màn trời chiếu đất”, “bốn bể không nhà”,..

=> Tạo cho Kiều nhiều niềm tin, hi vọng để Kiều tin tưởng, an tâm chờ đợi.

Nhận xét: Từ Hải là con người có sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.

c. Hình ảnh Từ Hải ra đi

  • “Quyết”, “dứt áo ra đi” => Thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí người anh hùng.
  • “Đã đến lúc chim bằng bay lên cùng gió mây”: đã tới lúc anh hùng Từ Hải tỏa sáng khí chất giữa muôn trùng sông núi. => Sử dụng điển tích, điển cố => khẳng định quyết tâm và tự tin vào thành công. Thể hiện lí tưởng của một người anh hùng khao khát lập nên một sự nghiệp có ý nghĩa.

Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Tóm tắt nội dung

Từ Hải đã cứu Kiều thoát khỏi cảnh lầu xanh. Hai người sống hạnh phúc được nửa năm, Từ Hải đã từ biệt Thúy Kiều ra đi lập sự nghiệp lớn.

2. Phân tích chi tiết bài thơ

a. Bốn câu đầu

  • Hoàn cảnh chia tay: Thúy Kiều và Từ Hải đang có cuộc sống vô cùng hạnh phúc “hương lửa đương nồng”
  • Hình ảnh Từ Hải:
    • Trượng phu: chỉ người đàn ông có chí khí, bậc anh hùng → Thái độ trân trọng, kính phục của Nguyễn Du với Từ Hải.
    • Thoắt: dứt khoát, mau lẹ,nhanh chóng.
    • Động lòng bốn phương: trong lòng náo nức chí tung hoành ở bốn phương
    • Lên đường thẳng rong: đi liền một mạch

→ Một tư thế đẹp, hiên ngang không vướng bận, không lệ bộ của người quân tử sẵn sàng lên đường.

→ Cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, ngợi ca, khâm phục.

→ Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của khát vọng công danh.

b. Mười hai câu tiếp

  • Lời của Thúy Kiều
    • Xưng hô: Chàng – thiếp: tình cảm vợ chồng mặn nồng, tha thiết.
    • Phận gái chữ tòng: bổn phận của người vợ phải theo chồng.
    • Một lòng xin đi: quyết tâm theo Từ Hải

→ Muốn ra đi để tiếp sức, chia sẻ, gánh vác công việc với chồng

→ Thúy Kiều không chỉ ý thức được bổn phận của người vợ, thể hiện tình yêu với chồng mà còn hiểu, khâm phục và kính trọng Từ Hải. Nàng xứng đáng là tri kỉ của bậc anh hùng.

  • Lời của Từ Hải
    • Lời đáp: “Từ rằng: “Tâm phúc tương tri/ Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình” → Từ chối mong muốn của Kiều, khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để xứng đáng làm vợ một người anh hùng, coi Kiều là người tri kỉ, hiểu mình.

→ Tính cách anh hùng của Từ Hải.

    • Lời hứa:

“Bao giờ mười vạn tinh binh,

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.

Làm cho rỡ mặt phi thường,

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

      • Rõ mặt phi thường: tạo nên sự nghiệp xuất chúng, phi thường → niềm tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp của mình.
      • Rước nàng nghi gia: hứa trở về đón Kiều

→ Người anh hùng có chí khí, sự thống nhất giữa khát vọng phi thường và tình cảm sâu nặng với người tri kỉ.

  • Bốn câu thơ tiếp:

“Bằng nay bốn bể không nhà,

Theo càng thêm bận biết là đi đâu?

Đành lòng chờ đó ít lâu

Chầy chăng là một năm sau vội gì!”

    • Bốn bể không nhà: khẳng định thực tế gian nan, vất vả, khó khăn của buổi đầu lập nghiệp.
    • Lời hẹn: “một năm”: mốc thời gian cụ thể, nhanh chóng → Khẳng định ý chí, bản lĩnh, sự tự tin

→ Lời hẹn ước ngắn gọn, dứt khoát, tự tin

→ Từ Hải không chỉ là người anh hùng có khát vọng, chí khí lớn mà còn rất tự tin vào tài năng của mình

c. Hai câu cuối

“Quyết lời dứt áo ra đi,

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”

  • Hành động: quyết lời, dứt áo ra đi → thái độ, cử chỉ, hành động dứt khoát, không hề do dự, không để tình cảm bịn rịn làm lung lạc và cản bước ý chí người anh hùng
  • Hình ảnh chim bằng → Ẩn dụ tượng trưng về người anh hùng có lí tưởng cao đẹp, hùng tráng, phi thường, mang tầm vóc vũ trụ.

→ Nguyễn Du đã gửi gắm điều gì qua nhân vật Từ Hải: Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của Nguyễn Du ( chân dung kì vĩ, chí khí, tài năng, bản lĩnh phi thường, thực hiện giấc mơ công lí).

3. Tổng kết:

  • Nội dung: Qua hình tượng nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du thể hiện quan niệm về người anh hùng lí tưởng và gửi gắm ước mơ công lý.
  • Nghệ thuật: Bút pháp lí tưởng hóa, từ ngữ, hình ảnh kì vĩ, ước lệ.
  • Ý nghĩa: ca ngợi chí làm trai, chí tang bồng của “kẻ sĩ quân tử”, bậc “đại trượng phu” bởi trong xã hội xưa, đã là người con trai thì phải có chí lớn, khao khát lập được công danh, sự nghiệp để lưu danh trong sử sách. Lí tưởng hóa người anh hùng mang tầm vóc vũ trụ cứu giúp đời.

Back to top

  • 501 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021