Nội dung chính bài: Trợ từ, thán từ
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Trợ từ, thán từ". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1
Bài làm:
Nội dung bài gồm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Trợ từ là những từ chuyển di kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc dược nói đến ở từ ngữ đó. Ví dụ: những, có, chính, ngay...
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
- Thán từ gồm hai loại chính:
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,...
- Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ,...
B. Nội dung chính cụ thể
1. Trợ từ
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc được nói đến. Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành. Một số trợ từ hay gặp là: những, chính , đích , ngay…
VD: Vì mải chơi nên bài kiểm tra kì này của tôi được có 4 điểm.
Trợ từ “có” này có tác dụng nhấn mạnh bạn chỉ được 4 điểm, là một điểm số thấp trong kì thi.
Mục đích chính của trợ từ: có vai trò làm tăng tính biểu thị, nhấn mạnh về sự vật, sự việc trong câu văn.
Ví dụ về trợ từ:
- Nam ăn những hai cây kem. (Chỉ số lượng)
- Nó ôn bài rất kĩ. (Chỉ mức độ)
- Nó đang đi chơi. (Sự tiếp diễn)
2. Thán từ
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Một số thán từ thường gặp là: vâng, dạ, này, ơi, ừ (gọi đáp), a, á, ôi, ô hay, trời ơi, than ôi (biểu lộ cảm xúc).
Ví dụ: Trời ơi! Mình được 10 điểm lận.
Thán từ “trời ơi” nhằm mục đích thể hiện sự bất ngờ, vui mừng, không thể ngờ bài kiểm tra lại đạt cao điểm thế.
Mục đích chính của thán từ là dùng để bộc lộ cảm xúc, biểu cảm một cách ngắn gọn và xúc tích.
Ví dụ về thán từ:
- Ồ! Thật là tuyệt vời! (Ngạc nhiên)
- Hay quá! LẠi ghi thÊm bàn thắng rồi. (Phấn khích)
Xem thêm bài viết khác
- Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng Bài tập 1 trang 154 sgk Ngữ Văn 8
- Nội dung chính bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm
- Nội dung chính bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào ? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc ? Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” có hiệu quả nghệ thuật
- Soạn văn bài: Đánh nhau với cối xay gió
- Soạn văn bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, dời non lấp biển, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, nghĩ nát óc
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế của câu thành một câu đơn không? Vì sao?
- Xác định bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của mỗi phần, riêng về phần thân bài, hãy chỉ ra các ý lớn
- Soạn văn bài: Tình thái từ
- Phân tích bố cục văn bản
- Soạn văn bài: Bài toán dân số