Nội dung chính bài: Từ trái nghĩa

  • 1 Đánh giá

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Từ trái nghĩa". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1

Bài làm:


Nội dung bài gồm:

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
  • Từ trái nghĩa được sử dụng trong các thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

Back to top

B. Nội dung chính cụ thể

1. Thế nào là từ trái nghĩa

  • Từ trái nghĩa là những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, nhưng có liên hệ tương liên nào đó. Loại từ này có thể chung một tính chất, hành động, suy nghĩ nhưng ý nghĩa lại ngược nhau. Hoặc giữa 2 từ không có mối quan hệ từ, ngữ nghĩa gì, nó thường được sử dụng để nhấn mạnh, so sánh, gây chú ý…
  • VD: Từ trái nghĩa với nhau:
    • chăm chỉ >< lười biếng
    • ngoan ngoãn >< hư hỏng
    • To lớn >< nhỏ bé
    • may mắn >< đen đủi, xui xẻo

2. Sử dụng từ trái nghĩa

Những trường hợp nên sử dụng từ trái nghĩa gồm:

  • Tạo sự tương phản
    • Thường dùng để đả kích, phê phán sự việc, hành động, có thể tường minh hoặc ẩn dụ tùy vào người đọc cảm nhận.
    • Ví dụ: “Ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau”. Câu tục ngữ này có nghĩa là là việc gì có lợi cho mình mà không nguy hiểm thì tranh đến trước.
  • Để tạo thế đối
    • Thường dùng trong thơ văn là chính, để mô tả cảm xúc, tâm trạng, hành động…
    • Ví dụ: “Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Ý nghĩa câu tục ngữ trên mô tả công sức lao động của người làm nên hạt gạo.
  • Để tạo sự cân đối
    • Cách sử dụng này làm câu thơ, lời văn sinh động và hấp dẫn người đọc hơn.
    • Ví dụ: “Lên voi xuống chó” hoặc “Còn bạc, còn tiền còn đệ tử. Hết cơm, hết rượu hết ông tôi”.

Back to top

  • 2 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Ngữ văn 7 tập 1