Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc Cánh Diều 7 tập 2

  • 1 Đánh giá

KhoaHoc mời các bạn cùng tham khảo nội dung Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sách Cánh diều 7 tập 2 được đăng tải chi tiết trong bài viết dưới đây.

Định hướng trang 28, SGK Ngữ văn 7 tập 2

a) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ là nêu lên những cảm nghĩ của bản thân về bài thơ đó. Đoạn văn có thể nêu những cảm xúc về nội dung một khổ thơ, đoạn thơ hoặc yếu tố nghệ thuật đặc sắc mà em yêu thích.

b) Để viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ, cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. Từ đó, dẫn ra một khổ thơ, đoạn thơ hoặc yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng, gợi cảm xúc cho em

- Khi viết đoạn văn, cần nêu rõ: Yếu tố nào (nội dung, nghệ thuật) của bài thơ đã tạo cho em cảm xúc? Đó là cảm xúc như thế nào? Vì sao em có cảm xúc đó?...

Thực hành trang 29, SGK Ngữ văn 7 tập 2

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm).

Lập dàn ý

Nhớ lại các tác phẩm đã học và viết đoạn văn nêu cảm xúc của bản thân.

- Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra khổ thơ, đoạn thơ có nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc

- Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích

Ví dụ: nêu cảm xúc về hai dòng thơ cuối của bài thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”. Hai dòng thơ cuối gợi cho người đọc sự xúc động, sâu lắng bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ. Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi” để chỉ người mẹ già suốt đời vì con đã không còn sức lực nữa. Tiếp đến là biện pháp tu từ ẩn dụ, dùng hình ảnh “quả non xanh” chỉ sự chưa trưởng thành, còn nôn dại, vụng về của chính mình (người con). Hai dòng thơ đã diễn tả được tâm trạng lo lắng, trăn trở, pha chút ân hận của nhà thơ: mẹ già rồi mà mình vẫn còn non nớt, vụng dại…

- Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.

Ví dụ: Hai dòng thơ thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động của nhà thơ và nói giúp được nhiều người tình cảm quý trọng, thương yêu mẹ vô cùng.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc

Đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ “Mẹ và quả” - Nguyễn Khoa Điềm

Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca, Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc, qua đó thể hiện sự tảo tần của người mẹ và tình yêu thương mẹ của người con. Trong đó ấn tượng hơn cả là câu thơ: còn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn. Hai dòng thơ gợi cho người đọc sự xúc động bởi sự vất vả tảo tần của mẹ. Hai câu thơ có sự liên tưởng so sánh độc đáo giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí. Qua đó em thấy được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Thông qua đó em biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự tảo tần hi sinh thầm lặng vì con cái của cha mẹ. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng thật nhiều để cha mẹ không phải phiền lòng!

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc được giáo viên KhoaHoc biên soạn bám sát với nội dung chương trình học của SGK Cánh Diều lớp 7. Chuyên mục Ngữ văn 7 CD tập 2 bao gồm tất cả các bài soạn văn trong chương trình học sách Cánh Diều nhằm hỗ trợ học sinh trong quá trình hoàn thiện soạn văn 7 cũng như nâng cao kết quả môn Văn lớp 7.

  • 37 lượt xem