Soạn giản lược bài sự giàu đẹp của tiếng Việt

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 7 bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Nội dung bài soạn

Câu 1:

Bố cục không hoàn chỉnh gồm:

  • Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát, lí do tự hào về tiếng Việt và tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay
  • Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt. Phần này gồm hai ý:
    • Từ "Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó.." đến "..rất ngon lành trong những câu tục ngữ": Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;
    • Từ "Tiếng Việt chúng ta gồm có.." đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt.

Câu 2:

Nhận định được giải thích khá rõ ràng bằng hai luận cứ qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: "nói thế có nghĩa là nói rằng..."

Câu 3:

Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã trình bày hai chứng cứ về ý kiến của người nước ngoài về tiếng Việt và ý kiến của bản thân trực tiếp phân tích, miêu tả trên nhiều phương diện. tác giả sắp xếp từ những chứng cớ gián tiếp đến trực tiếp, từ người ngoại quốc tới người trong cuộc, làm nổi bật cái đẹp và cái hay của tiếng Việt. Cái đẹp của tiếng Việt thể hiện ở sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu, còn cái hay lại thể hiện trong sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt những tư tưởng, tình cảm của con người và thoả mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...

Câu 4:

  • Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh).
  • Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
  • Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ.
  • Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
  • Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp. Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống.

Câu 5:

Nghệ thuật:

  • Tác giả đã kết hợp hài hoà giữa giải thích, chứng minh với bình luận.
  • Tác giả đã sử dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ: nêu nhận định khái quát, giải thích bằng nhiều phương thức linh hoạt, tiếp đó dùng các dẫn chứng để chứng minh. Các dẫn chứng được dẫn ra khá bao quát, toàn diện.

Phần luyện tập

Câu 1:

Sưu tầm:

Bác Hồ: "Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp."

Câu 2:

Sưu tầm:

Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
Nhớ nước, đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà, mỏi miệng cái da da.

(Qua đèo Ngang - Bà huyện Thanh Quan)


Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt
  • 1 lượt xem