Soạn giản lược bài tục ngữ về con người và xã hội

  • 1 Đánh giá

Soạn văn 7 bài tục ngữ về con người và xã hội giản lược nhất. Bài soạn theo tiêu chí: đơn giản nhất, lược bỏ những phần không cần thiết. Học sinh sẽ soạn bài nhanh, nắm tốt ý chính. Từ đó giúp em tư duy và đa dạng ngôn từ khi cần diễn giải. Kéo xuống dưới để xem nội dung bài soạn.

Phần luyện tập

Câu 1+ 2:

(1) Một mặt người.....

  • Nghĩa của câu: con người đáng quý hơn tiền bạc, của cải
  • Giá trị kinh nghiệm: Đề cao giá trị của con người,
  • Ứng dụng cụ thể: khi an ủi một ai bị mất mát tài sản, tiền bạc “của đi thay người”.

(2) : Cái răng, cái tóc....

  • Nghĩa của câu: thể hiện hình thức, tính nết con người.
  • Giá trị kinh nghiệm: thể hiện cách nhìn của nhân dân ta về hình thức bên ngoài của con người.
  • Ứng dụng cụ thể: Khuyên răn con người cần phải biết chăm chút vẻ bề ngoài, lo lắng sức khỏe.

(3) Đói cho sạch, .....

  • Nghĩa của câu: cuộc sống dù có nghèo khổ vẫn phải giữ mình sống cho trong sạch, giữ gìn nhân cách tốt đẹp.
  • Giá trị kinh nghiệm: đề cao lối sông đạo đức, trong sạch của ông cha ta, giáo dục con người cần phải đề cao lòng tự trọng và phải biết vượt lên hoàn cảnh để giữ gìn nhân cách
  • Ứng dụng cụ thể:Khuyên răn con người giữ gìn nhân cách dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn

(4) Học ăn, học nói....

  • Nghĩa của câu: Con người cần phải học hỏi mọi điều để ứng xử lịch thiệp, có văn hóa trong cuộc sống
  • Giá trị kinh nghiệm: Khuyên răn con người cần phải biết học hỏi từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống để ứng xử có văn hóa.
  • Ứng dụng cụ thể: Khuyên răn con người phải biết nói năng đúng mực, lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi.

(5) Không thầy......

  • Nghĩa của câu: Con người muốn làm gì cũng cần có người hướng dẫn, chỉ bảo.
  • Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nhắc nhở con người cần biết kính trọng, ghi nhớ công ơn thầy cô đã dạy dỗ chúng ta nên người.
  • Ứng dụng cụ thể: Phê phán những trường hợp coi nhẹ sự dạy dỗ của các thầy cô giáo

(6) Học thầy.....

  • Nghĩa: học thầy không bằng học bạn
  • Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ khuyên răn con người nên học hỏi từ bạn bè những điều tốt đẹp, những kinh nghiệm sống…
  • Ứng dụng cụ thể: Nhấn mạnh việc học hỏi bạn bè trong lớp, ở những người có kiến thức hơn mình.

(7) Thương người...

  • Nghĩa của câu: Khuyên răn con người phải biết yêu quý người khác như yêu chính bản thân mình.
  • Giá trị kinh nghiệm: Câu tục ngữ nói lên triết lí sống, đề cao cách ứng xử nhân văn, mở rộng lòng mình để chia sẻ với mọi người.
  • Ứng dụng cụ thể: Phê phán những con người có lối sống ích kỉ, chỉ vì lợi ích của bản thân.

(8) Ăn quả....

  • Nghĩa của câu: khi được hưởng thụ thành quả do người khác mang lại thì cần ghi nhớ công ơn của người đó.
  • Giá trị kinh nghiệm: câu tục ngữ khuyên răn con người sống có đạo lí, có trước có sau. Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.
  • Ứng dụng cụ thể: Khuyên răn thế hệ sau phải biết ghi nhớ công lao của những người đi trước đã gây dựng nên.

(9) Một cây làm chẳng nên non.....

  • Nghĩa của câu: Một cá nhân đơn lẻ thì không thể làm nên việc lớn, ngược lại nhiều người hợp sức với nhau sẽ làm nên việc lớn lao, khó khăn một cách dễ dàng.
  • Giá trị của kinh nghiệm: sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể sẽ góp phần làm nên thành công chung.
  • Ứng dụng cụ thể: Khuyên răn con người cần biết đoàn kết, hợp tác trong công việc, lao động sản xuất và trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Câu 3:

  • Hai câu tục ngữ trên tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau: đề cao việc học tập, nói đến vai trò quan trọng của người thầy trong việc dạy dỗ, định hướng tri thức. Không chỉ tìm thầy giỏi mà những người bạn sẽ giúp đỡ chúng ta mở rộng tri thức.
  • Một số cặp câu tục ngữ tưởng trái ngược nhau nhưng lại bố sung cho nhau:
    • Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân và Cái nết đánh chết cái đẹp

Câu 4:

Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh: gồm các câu tục ngữ 1,6,7: tác dụng làm nổi bật nội dung được diễn đạt, dễ dàng truyền tải thông điệp mà dân gian muốn gửi gắm qua câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống.

Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: gồm các câu tục ngữ 8,9: phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa diễn đạt một cách uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.

Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

    • Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn muốn nói đến hình thức bên ngoài của 1 cá nhân, chỉ các yếu tố hình thức nói chung ).
    • Đói, rách : sạch, thơm không chỉ nói đến giữ gìn bề ngoài sạch sẽ, mà còn nói đến việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.
    • Ăn, nói, gói, mở... ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.
    • Quả, kẻ trồng cây, cây, non... không chỉ là cây và quả mà còn nói đến những thành quả và công ơn quan tâm, chăm sóc của người đã giúp đỡ mình.

Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tục ngữ về con người và xã hội
  • 1 lượt xem