Soạn văn 8 VNEN bài 19: Tức cảnh Pác Bó

  • 1 Đánh giá

Soạn văn bài: Tức cảnh Pác Bó - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 11. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

A. Hoạt động khởi động

Em đã được học bài thơ nào của Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc? Hãy đọc và nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác trong bài thơ đó.

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản “Tức cảnh Pác Bó”.

2. Tìm hiểu văn bản

a) Em hiểu thế nào về hai chữ “tức cảnh” trong nhan đề bài thơ?

=> Xem hướng dẫn giải

b) Đọc hiểu hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu:

(1) Tìm và nêu tác dụng của các từ trái nghĩa trong câu thơ đầu. Những hình ảnh như hang, bờ suối gợi lên mối quan hệ như thế nào giữa con người với thiên nhiên?

(2) Theo em, hình ảnh nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu có nét gần gũi với kiểu hình tượng nào sau đây trong thơ ca trung đại?

A – Hình tượng chinh phu, tráng sĩ bày tỏ chí hướng, hoài bão.

B – Hình tượng ẩn sĩ vui thú lâm tuyền.

C –Hình tượng lữ khách mang tâm trạng nhớ quê.

D – Hình tượng người tài tử chán ghét công danh.

=> Xem hướng dẫn giải

c) Câu thơ thứ ba tạo nên bước chuyển về cảm xúc thơ như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

d) Vì sao trong câu thơ cuối, nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc đời cách mạng “thật là sang”? Câu thơ hé mở điều gì về tâm hồn, lẽ sống của Bác.

=> Xem hướng dẫn giải

e) Nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Tìm hiểu về câu cầu khiến

a) Chỉ ra câu cầu khiến trong những đoạn trích sau:

(1) Ông lão chào con cá và nói:

- Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.

Con cá trả lời:

- Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.

(Ông lão đánh cá và con cá vàng)

(2) Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:

- Đi thôi con.

(Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)

=> Xem hướng dẫn giải

b) Cách đọc câu “Mở cửa.” và “Mở cửa!” trong những trường hợp sau có gì khác nhau? Câu nào là câu cầu khiến? Tại sao?

(1) – Anh làm gì đấy?

- Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.

(2) Đang ngồi viết thư, tôi bõng nghe tiếng ai đó vọng vào:

- Mở cửa!

=> Xem hướng dẫn giải

c) Theo em, câu cầu khiến thường có những từ ngữ nào? Câu cầu khiến được dùng để làm gì? Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu hiệu gì?

=> Xem hướng dẫn giải

4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh

Đọc bài viết sau và trả lời câu hỏi:

HỒ HOÀN KIẾM VÀ ĐỀN NGỌC SƠN

Nếu tính từ khi hồ Hoàn Kiếm còn là một đoạn của dòng cũ sông Hồng để lại sau khi sông chuyển dòng thì tới nay hồ đã có đến vài nghìn tuổi. Nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có từ năm thế kỉ nay. Trước đó, hồ có tên là Lục Thủy vì nước hồ bốn mùa xanh ngắt. Tới thế kỉ XV có tên Hoàn Kiếm do sự tích Lê Lợi trả gươm. Truyện kể rằng Lê Lợi khi còn ở Lam Sơn có bắt được một thanh gươm. Gươm ấy luôn ở bên ông trong suốt mười năm chinh chiến. Khi dẹp xong giặc Minh, vua Lê về Thăng Long, một hôm ngự thuyền dạo chơi trên hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa nổi lên, ông rút gươm ra trỏ thì rùa liền đớp ngay thanh gươm mà lặn xuống. Như vậy là vua trả gươm cho trời. Vì vậy, hồ có tên là Hoàn Kiếm, gọi nôm na là Hồ Gươm. Sau thủy quân dùng hồ làm nơi luyện tập nên có thêm tên là hồ Thủy Quân.

Theo truyền thuyết thì đời Lê Thánh Tông (nửa sau thế kỉ XV) chỗ này là gò Tháp Rùa từng là Điếu Đài tức là nơi vua đến ngồi câu cá. Đến thời Vĩnh Hựu, chúa Trịnh Giang lập cung Khánh Thụy ở đảo Ngọc làm nơi hóng gió ngày hè. Đầu thế kỉ XIX, một ngôi chùa được dựng lên trên nền cung Khánh Thụy cũ và có tên chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau, nơi đây không thờ Phật nữa mà thờ thánh Văn Xương (chủ về văn chương, khoa cử) và Đức thánh Trần (tức anh hùng Trần Quốc Tuấn), do vậy được đổi gọi là đền Ngọc Sơn. Năm 1864, Nguyễn Văn Siêu, nhà văn hóa lớn của Hà Nội thời đó, đã đứng ra sửa sang lại toàn cảnh. Trên gò Ngọc Bội, ông xây một ngọn tháp hình bút lông, thân tháp có tạc ba chữ Tả thanh thiên (có nghĩa là viết lên trời xanh). Đó là Tháp Bút. Đi qua Tháp Bút tới một cửa cuốn gọi là Đài Nghiên vì trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá. Qua Đài Nghiên đến cầu Thê Húc (có nghĩa là nơi ánh mặt trời đậu lại). Cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Đền có ba nếp, nếp ngoài là bái đường, nếp giữa là nơi thờ Văn Xương và nếp sau thờ Trần Hưng Đạo. Trước mặt bái đường là Trấn Ba Đình (đình chắn sóng). Nhìn thẳng về hướng nam là Tháp Rùa. Tháp chỉ mới có từ cuối thế kỉ XIX nhưng đã trở thành biểu tượng quen thuộc của Hồ Gươm Hà Nội.

Ngày nay khu vực quanh hồ đã thành tên là Bờ Hồ, là nơi nhân dân thủ đô dạo chơi ngày hè, nơi đón giao thừa, lại còn là nơi tổ chức hội hoa đăng - đèn hoa - pháo hoa - trong những dịp lễ tết hằng năm.

(Theo Lịch văn hóa tổng hợp 1987 - 1990 )

a) Bài viết giới thiệu hai danh thắng cảnh nào của Thủ đô Hà Nội?

b) Bài viết được sắp xếp theo bố cục, trình tự nào? Bài viết còn có chỗ nào chưa hoàn chỉnh về bố cục?

c) Bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào?

d) Muốn viết được bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, em cần phải làm gì?

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Nhận xét về câu thơ thứ 2 của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, có ý kiến cho rằng từ “sẵn sàng” chỉ sự có sẵn của “cháo bẹ rau măng”, nhưng ý kiến khác lại cho rằng đó là sự “sẵn sàng” của tinh thần cách mạng. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Luyện tập về câu cầu khiến

a) Gạch dưới những từ ngữ cầu khiến trong các câu sau và thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của câu thay đổi như thế nào.

(1) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.

(Bánh chưng, bánh giầy)

(2) Ông giáo hút trước đi.

(Nam Cao, Lão Hạc)

(3) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.

(Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

b) Gạch dưới câu cầu khiến trong những đoạn trích sau. Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa các câu đó.

(1) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

(2) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

(3) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:

- Đưa tay cho tôi mau!

Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

- Cầm lấy tay tôi này!

Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].

(Theo Ngữ văn 6, tập một)

c) So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:

(1) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

(2) Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

=> Xem hướng dẫn giải

3. Luyện tập về văn bản thuyết minh

a) Lập bảng so sánh đặc điểm của văn bản thuyết minh với các loại văn bản đã học trong chương trình (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận) theo mẫu sau:

Loại văn bản

Đặc điểm

Văn bản tự sự

Văn bản miêu tả

Văn bản biểu cảm

Văn bản nghị luận

Văn bản thuyết minh

……

=> Xem hướng dẫn giải

b) Lập dàn bài cho các đề bài sau:

(1) Giới thiệu một đồ dùng học tập hoặc đồ dùng sinh hoạt.

(2) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.

(3) Giới thiệu về một văn bản mà em đã học.

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

1. So sánh hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó và hình ảnh Nguyễn Trãi trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn sau đây:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

=> Xem hướng dẫn giải

2. Dựa vào những gợi ý ở mục 3, Hoạt động luyện tập, hãy viết bài văn giới thiệu một đồ dùng học tập/ sinh hoạt hoặc giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em hay giới thiệu một văn bản mà em đã học.

=> Xem hướng dẫn giải


  • 212 lượt xem
Chủ đề liên quan