Soạn văn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học
Phong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách ngôn ngữ trong các văn bản khoa học mang các đặc trưng cơ bản là tính trừu tượng, tính lí trí và tính phi cá thể, thể hiện ở những yêu cầu dùng từ, đặt câu và tạo văn bản. KhoaHoc sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Các văn bản khoa học gồm ba loại chính
- Các văn bản chuyên sâu: bao gồm chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học, dự án… Những văn bản này đòi hỏi phải chính xác về thông tin, logic trong lập luận, chặt chẽ nghiêm ngặt trong kiến giải.
- Các văn bản văn bản dùng để giảng dạy các môn khoa học, bao gồm: giáo trình, giáo án… giảng dạy các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân văn. Những văn bản này ngoài yêu cầu về khoa học còn có yêu cầu về sư phạm, tức là phải trình bày nội dung dễ đến khó, từ thấp đến cao, phù hợp với trình độ học sinh theo từng cấp, từng lớp, cố định lượng kiến thức từng tiết, từng bài
- Các văn bản phố biến khoa học (khoa học đại chúng), bao gồm: sách phổ biến khoa học, các bài báo, bút kí khoa học, phê bình, điểm sách, nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học đến đông đảo bạn đọc. Loại văn bản này yêu cầu viết cho dễ hiểu, hấp dẫn.
- Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các loại văn bản khoa học, phạm vi giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học như khoa học tự nhiên (Toán, Lí, Hóa, Sinh…) và khoa học xã hội nhân văn (Triết học, Xã hội học, Giáo dục học, Tâm sinh lí học, Sử học, Chính trị học…)
- Định nghĩa phong cách ngôn ngữ khoa học: Phong cách ngôn ngữ khoa học là phong cách ngôn ngữ trong các văn bản khoa học mang các đặc trưng cơ bản là tính trừu tượng, tính lí trí và tính phi cá thể, thể hiện ở những yêu cầu dùng từ, đặt câu và tạo văn bản.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1 (Trang 76 SGK) Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng thán Tám 1945 đến hết thế kỉ XX là một văn bản khoa học. Hãy cho biết
a. Văn bản đó trình bày những nội dung gì?
b. Văn bản đó thuộc ngành khoa học nào?
c. Ngôn ngữ khoa học ở dạng viết của văn bản đó có đặc điểm gì dễ nhận thấy?
Câu 2 (Trang 76 SGK) Giải thích và phân biệt thuật ngữ khoa học với từ ngữ thông thường qua các ví dụ sau: điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, mặt phẳng góc, đường tròn, góc vuông…
Câu 3 (Trang 76 SGK) Hãy tìm các thuật ngữ khoa học và phân tích tính lí trí, logic của phong cách ngôn ngữ khoa học thể hiện ở đoạn văn sau:
Những phát hiện của nhà khảo cổ nước ta chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều hạch đá, mạnh tước, rìu tay có tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi Đọ 3 km, một di chỉ xương (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn
(Sinh học 12)
Câu 4 (Trang 76 SGK) Hãy viết một đoạn văn thuộc loại văn bản khoa học phổ cập sự cần thiết của việc bảo vệ môi trường sống (nước, không khí và đất).
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Phong cách ngôn ngữ khoa học". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1.
Xem thêm bài viết khác
- Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?
- Phân tích màu sắc dân tộc được biểu hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả
- Soạn văn bài: Luật thơ
- Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất nào trong ngòi bút của tác giả? Hiệu quả thẩm mĩ của lối viết đó.
- Qua đoạn trích anh chị có nhận xét gì về nét riêng trong văn phong của tác giả?
- Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đò Lèn (Nguyễn Duy), Bác ơi! (Tố Hữu)
- Đoạn văn sau của Chế Lan Viên đã bị lược bỏ các dấu câu. Hãy đặt các dấu câu cần thiết vào các vị trí thích hợp để đảm bảo sự trong sáng của đoạn văn
- Hãy nói những ví dụ cụ thể về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của tác giả. Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghệ thuật biểu đạt
- Nội dung chính bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
- Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt? So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò lèn)
- Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu
- Nhận xét về độ dài ngắn của các câu thơ, cách lựa chọn hình ảnh và nhịp điều trong bài thơ. Cách viết như vậy có tác dụng gì?