Trắc nghiệm Địa lí 9 học kì I (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về khó khăn trong nông nghiệp của Tây Nguyên

  • A. Thiếu nước tưới vào mùa khô
  • B. Thiếu lao động có kinh nghiệm trồng và chế biến nông sản
  • C. Giá cả nông sản bấp bênh
  • D. Thiếu các nhà máy được trang bị cơ sở vật chất tốt

Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng về công nghiệp của Tây Nguyên

  • A. Ít tiềm năng cho phát triển công nghiệp
  • B. Chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP công nghiệp cả nước
  • C. Các nhà máy nhiệt điện phát triển mạnh
  • D. Phát triển nhanh ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí

Câu 3: Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của vùng là

  • A. Chè
  • B. Hạt điều
  • C. Hồ tiêu
  • D. Cà phê

Câu 4: Các loại cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là:

  • A. Mía, đậu tương, thuốc lá, lạc.
  • B. Cà phê, cao su, chè, điều.
  • C. Bông, lạc, hồ tiêu, dừa.
  • D. Thuốc lá, đậu tương, dừa, hồ tiêu.

Câu 5: Nông sản nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột và Đà Lạt là:

  • A. Chè, điều và mía.
  • B. Cao su và hoa, quả nhiệt đới.
  • C. Hồ tiêu, bông và thuốc lá.
  • D. Cà phê và hoa, rau quả ôn đới.

Câu 6: Các ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở Tây Nguyên là:

  • A. Công nghiệp khai khoáng.
  • B. Sản xuất vật liệu xây dựng.
  • C. Chế biến nông - lâm sản.
  • D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 7: Nói Việt Nam là một nước đông dân là vì:

  • A. Việt Nam có 79,7 triệu người (2002)
  • B. Lãnh thổ đứng thứ 58 về diện tích.
  • C. Dân số đứng thứ 13 trên thế giới
  • D. Lãnh thổ hẹp, dân số nhiều.

Câu 8: Tại sao ở những năm 50, tỷ lệ gia tăng dân số rất cao mà tổng dân số nước ta lại thấp?

  • A. Tỷ lệ tử nhiều
  • B. Tổng số dân ban đầu còn thấp
  • C. Nền kinh tế chưa phát triển
  • D. Ý a, b đúng.

Câu 9: Tại sao trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp mà tổng số dân lại tăng nhanh?

  • A. Tỷ lệ tử ít
  • B. Tổng số dân đã quá nhiều
  • C. Nền kinh tế phát triển
  • D. Ý a, b đúng.

Câu 10: Trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ sinh giảm là do:

  • A. Nhà nước không cho sinh nhiều
  • B. Tâm lý trọng nam khinh nữ không còn
  • C. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản giảm
  • D. Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình.

Câu 11: Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm:

  • A. Tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm
  • B. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.
  • C. Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.
  • D. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở đồng bằng cao hơn ở miền núi và nông thôn.

Câu 12: Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta chấm dứt trong khỏang thời gian nào?

  • A. Những năm cuối thế kỉ XIX.
  • B. Những năm cuối thế kỉ XX.
  • C. Những năm đầu thế kỉ XIX.
  • D. Những năm đầu thế kỉ XX.

Câu 13: Dân số thành thị tăng nhanh, không phải vì:

  • A. Gia tăng tự nhiên cao
  • B. Do di dân vào thành thị
  • C. Do tăng tỉ trọng khu vực dịch vụ
  • D. Nhiều đô thị mới hình thành

Câu 14: Nước ta có cơ cấu dân số:

  • A. Cơ cấu dân số trẻ.
  • B. Cơ cấu dân số già.
  • C. Cơ cấu dân số ổn định.
  • D. Cơ cấu dân số phát triển.

Câu 15: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng:

  • A. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị tăng.
  • B. Số dân thành thị tăng, tỉ lệ dân thành thị giảm.
  • C. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị giảm.
  • D. Số dân thành thị giảm, tỉ lệ dân thành thị tăng.

Câu 16: Nguyên nhân của đô thị hóa ở nước ta là do:

  • A. Di dân tự do từ nông thôn lên thành phố.
  • B. Tác dộng của thiên tai, bão lũ, triều cường.
  • C. Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
  • D. Nước ta là nước chủ yếu trồng lúa nước.

Câu 17: Quần cư thành thị là khu vực phát triển ngành:

  • A. Công nghiệp, nông nghiệp.
  • B. Công nghiệp, dịch vụ.
  • C. Nông nghiệp, dịch vụ.
  • D. Tất cả các ngành đều phát triển.

Câu 18: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích:15000km2, dân số: 20,7 triệu người (Năm 2016). Vậy, mật độ dân số của vùng là:

  • A. 13 người/km2
  • B. 138 người/km2
  • C. 1380 người/km2
  • D. 13800 người/km2

Câu 19: Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có :

Diện tích: 39734 km2

Dân số : 16,7 triệu người ( năm 2002 )

Mật độ dân số của vùng là :

  • A. 420,3 người / km2
  • B. 120,5 người / km2
  • C. 2379,3 người /km2
  • D. 420,9 người / km2

Câu 20: Năm 2003 dân số sinh sống ở vùng nông thôn chiếm

  • A. 72% dân số cả nước
  • B. 73% dân số cả nước
  • C. 74% dân số cả nước
  • D. 75% dân số cả nước

Câu 21: Theo xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, thu nhập của các lao động ngày càng:

  • A. Ngang bằng nhau
  • B. Thu hẹp dần khoảng cách
  • C. Ngày càng chênh lệch
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 22: Nguồn lao động bao gồm những đối tượng nào?

  • A. Dưới tuổi lao động ( đã có khả năng lao động )
  • B. Trong tuổi lao động ( có khả năng lao động )
  • C. Quá tuổi lao động ( vẫn còn khả năng lao động )
  • D. Tất cả các đối tượng trên.

Câu 23: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta:

  • A. Dồi dào, tăng nhanh
  • B. Tăng chậm
  • C. Hầu như không tăng
  • D. Dồi dào, tăng chậm

Câu 24: Thế mạnh của lao động Việt Nam là:

  • A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
  • B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
  • C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.
  • D. Cả A, B, C, đều đúng.

Câu 25: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm .

  • A. 0,5 triệu lao động
  • B. 0.7 triệu lao động
  • C. hơn 1 triệu lao động
  • D. gần hai triệu lao động

Câu 26: Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về

  • A. Thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động
  • B. Nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn.
  • C. Kinh nghiệm sản xuất
  • D. Khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật

Câu 27: Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm:

  • A. 0,5 triệu lao động
  • B. 0,7 triệu lao động
  • C. Hơn 1 triệu lao động
  • D. gần hai triệu lao động

Câu 28: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện ở:

  • A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
  • B. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
  • C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
  • D. Hình thành các khu trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp mới.

Câu 29: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là:

  • A. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
  • B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
  • C. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ.
  • D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên Hải và Đông Nam Bộ.

Câu 30: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?

  • A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
  • B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.
  • C. Kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển.
  • D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Câu 31: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:

  • A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể.
  • B. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
  • C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
  • D. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

Câu 32: Ý nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới

  • A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
  • B. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.
  • C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực.
  • D. Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.

Câu 33: Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng ?

  • A. Tăng tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
  • B. Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và khu vực dịch vụ.
  • C. Tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp.
  • D. Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.

Câu 34: Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì

  • A. Tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit.
  • B. Nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới.
  • C. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.
  • D. Lượng mưa phân bố không đều trong năm .

Câu 35: Mặt không thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm là :

  • A. Lượng mưa phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
  • B. Tạo ra sự phân hóa sâu sắc giữa các vùng miền của đất nước.
  • C. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào làm cho sâu , dịch bệnh phát triển.
  • D. Tình trạng khô hạn thường xuyên diễn ra vào các mùa khô nống.

Câu 36: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê hàng đầu nước ta là vì:

  • A. Có nhiều diệt tích đất phù sa phù hợp với cây cà phê.
  • B. Có nguồn nước ẩm rất phong phú.
  • C. Có độ cao lớn nên khí hậu mát mẻ.
  • D. Có nhiều diện tích đất feralit rất thích hợp với cây cà phê.

Câu 37: Hiện nay nhà nước đang khuyến khích.

  • A. Khai hoang chuyển đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp.
  • B. Phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.
  • C. Đưa nông dân vào làm ăn trong các hợp tác xã nông nghiệp.
  • D.Tăng cường độc canh cây lúa nước để đẩy mạnh xuất khẩu gạo.

Câu 38: Trong những năm gần đây, diện tích một số cây trồng bị thu hẹp vì:

  • A. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp.
  • B. Nhà nước chủ trương giảm trồng trọt tăng chăn nuôi.
  • C. Lao động ở nông thôn bỏ ra thành thị để kiếm sống.
  • D. Biến động thị trường đặc biệt là thị trường thế giới.

Câu 39: Thị trường mở rộng đã làm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp nước ta trên thế giới.

Nhận định trên là:

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 40: Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng thường xuyên tới hoạt động sản xuất lương thực ở nước ta trên diện rộng :

  • A. Động đất
  • B. Sương muối , giá rét
  • C. Bão lũ, hạn hán, sâu bệnh .
  • D. lũ quét.
Xem đáp án
  • 21 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021