Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX là
- A. chưa có sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.
- B. chính quyền thực dân phong kiến còn quá mạnh.
- C. chưa có tổ chức lãnh đạo sáng suôt và phương pháp cách mạng đúng đắn.
- D. chưa xác định đúng kẻ thù của dân tộc.
Câu 2: Năm 1860, quân triều đình không giành được thắng lợi trên chiến trường Gia Định do
- A. không chủ động tấn công giặc.
- B. thiếu sự ủng hộ của nhân dân.
- C. quân ít.
- D. tinh thần quân triều đình sa sút.
Câu 3: Kết quả cuộc phản công quân Pháp tại Huế của phái chủ chiến là?
- A. Đánh bật Pháp ra khỏi kinh thành Huế.
- B. Buộc Pháp rút quân về nước.
- C. Thất bại nhanh chóng.
- D. Pháp thương thuyết với phái chủ chiến.
Câu 4: Với chính sách cai trị theo kiểu thực dân cũ của Pháp thì mọi quyền hành ở Việt Nam tập trung trong tay
- A. thống sứ người Pháp.
- B. vua quan nam Triều.
- C. chính phủ Pháp.
- D. thống sứ người Pháp và chính quyền Nam triều.
Câu 5: Sự ra đời của Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á đã khẳng định điều gì?
- A. Cách mạng ở Đông Nam Á chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo.
- B. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị quan trọng.
- C. Hình thành cao trào cách mạng.
- D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng sâu rộng
Câu 6: Cho các dữ kiện sau:
1. Mở đầu vai trò cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc;
2. Phong trào Ngũ tứ lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia;
3. Đánh dấu bước chuyển của cách mạng.
Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo đúng lôgích.
- A. 2, 3, 1
- B. 1, 2, 3
- C. 3, 2, 1
- D. 2, 1, 3
Câu 7: Người đứng đầu trong phái chủ chiến của triều đình Huế là ai?
- A. Phan Thanh Giản.
- B. Nguyễn Trường Tộ.
- C. Tôn Thất Thuyết.
- D. Phan Đình Phùng.
Câu 8: Cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu ở Campuchia đầu thế kỉ XX mà chính quyền thực dân đã tiến hành đàn áp đẫm máu với hơn 400 người chết là
- A. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Prâyveng.
- B. Phong trào chống bắt phu, bắt lính đấu tranh vũ trang chống Pháp ở tỉnh Côngpông Chơnăng.
- C. Phong trào chống bắt phu, bắt lính ở tỉnh Côngpông Chàm.
- D. Cuộc khỏi nghĩa chống Pháp của Phacađuốc.
Câu 9: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nơi nào được coi là thuộc địa quan trọng và giàu có nhất trong các thuộc địa của Pháp?
- A. Đông Nam Á.
- B. Việt Nam
- C. Ba nước Đông Dương.
- D. Châu Mĩ la tinh.
Câu 10: Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa từ thời điểm nào?
- A. Bắt đầu xâm lược Việt Nam.
- B. Hiệp ước Hác- măng được ký kết.
- C. Khi quân nhà Nguyễn thất bại ở Nam Kỳ.
- D. Khi Pháp căn bản hoàn thành xâm lược Việt Nam.
Câu 11: Chính quyền thực dân đã chú trọng phục hồi các nghành công nghiệp nào ở Việt Nam?
- A. Công nặng.
- B. Công nhẹ.
- C. Công nghiệp phục vụ chiến tranh.
- D. Công nghiệp khai khoáng.
Câu 12: Triều đình Huế thực hiện kế sách gì khi Pháp tấn công Gia Định?
- A. Chiêu tập binh sĩ, tích cực đánh Pháp.
- B. đề nghị quân Pháp đàm phán.
- C. Thương lượng để quân Pháp rút lui.
- D. xây dựng phòng tuyến để phòng ngự.
Câu 13: Nội dung nào không đúng khi nói về mục đích của khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
- A. Hưởng ứng chiếu Cần vương do Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi ban ra.
- B. Chống lại chính sách cướp bóc của thực dân Pháp.
- C. Tự đứng lên bảo vệ cuộc sống của quê hương mình.
- D. Bất bình với chính sách đàn áp bóc lột của thực dân Pháp.
Câu 14: Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn thực chất là
- A. Nghiêm cấm các hoạt động buôn bán.
- B. Nghiêm cấm các thương nhân buôn bán hàng hóa với người nước ngoài.
- C. Không giao thương với thương nhân phương Tây.
- D. Cấm người nước ngoài đến buôn bán tại Việt Nam.
Câu 15: Ngày 4/5/1919, ở Trung Quốc diễn ra
- A. Phong trào Ngũ Tứ.
- B. Cuộc chiến tranh Bắc phạt.
- C. Nội chiến Quốc-Cộng.
- D. Cuộc Vạn lí trường chinh.
Câu 16: Lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai?
- A. Nguyến Thiện Thuật.
- B. Phan Đình Phùng.
- C. Hoàng Hoa Thám.
- D. Đinh Công Tráng.
Câu 17: Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng?
- A. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém.
- B. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp.
- C. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ.
- D. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp.
Câu 18: Một trong những hoạt động độc đáo của cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kỳ (1906) là
- A. cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
- B. cuộc vận động cải cách trang phục và lối sống.
- C. thành lập nông hội, mở lò rèn, xưởng mộc…
- D. mở trường học theo lối mới.
Câu 19: Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á đã xuất hiện và phát triển một xu hướng mới là
- A. xu hướng tư sản.
- B. xu hướng bạo động.
- C. xu hướng cải cách.
- D. xu hướng vô sản.
Câu 20: Lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế là ai?
- A. Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
- B. Đề Nắm, Đề Thám.
- C. Cao Thắng, Tôn Thất Thuyết.
- D. Đề Thám, Cao Thắng.
Câu 21: Tại sao chính quyền thực dân Pháp cố gắng khôi phục, duy trì và mở rộng cơ sở công nghiệp ở Việt Nam?
- A. Để thu được nhiều lợi nhuận phục vụ cho chiến tranh.
- B. Đề bù đắp cho công nghiệp chính quốc.
- C. Có cơ sở đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam.
- D. Khai thác tối đa tài nguyên, thiên nhiên Việt Nam.
Câu 22: Trong những năm 1930, các Đảng CS lần lượt ra đời ở những nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á?
- A. Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin.
- B. Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xiêm.
- C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mã lai.
- D. Việt Nam, Mã Lai, Lào, In-đô-nê-xi-a.
Câu 23: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động đến xã hội Việt Nam như thế nào?
- A. Giai cấp nông dân tăng nhanh về số lượng.
- B. Hình thành giai cấp tư sản và giai cấp tiểu tư sản.
- C. Hình thành giai cấp công nhân và 2 tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.
- D. Giai cấp nông dân tăng nhanh về số lượng và giác ngộ cách mạng.
Câu 24: Ông là người được nhân dân phong “Bình Tây đại nguyên soái”.
- A. Trương Quyền.
- B. Nguyễn Trung Trực.
- C. Trương Định.
- D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 25: Ngày 20-11-1873, quân Pháp đã nổ súng tấn công tỉnh thành nào ở Bắc Kì?
- A. Hà Nội
- B. Hung Yên
- C. Hải Dương
- D. Nam Định
Câu 26: Với hiệp ước Giáp Tuất (ký năm 1874) , triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận
- A. ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
- B. ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
- C. sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
- D. sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp.
Câu 27: Theo em, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp còn có giai cấp nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam?
- A. Giai cấp nông dân.
- B. Giai cấp công nhân.
- C. Giai cấp địa chủ phong kiến.
- D. Giai cấp tư sản dân tộc.
Câu 28: Sự ra đời của Đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á đã khẳng định điều gì?
- A. Cách mạng ở Đông Nam Á chấm dứt thời kì khủng hoảng về lãnh đạo.
- B. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính tri quan trọng.
- C. Hình thành cao trào cách mạng.
- D. Chủ nghĩa Mác-Lê nin có điều kiện ảnh hưởng.
Câu 29: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động đến nền kinh tế nước ta như thế nào?
- A. Làm kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
- B. Làm kinh tế Việt Nam phát triển mạnh với nhiều ngành mới.
- C. Kinh tế Việt Nam không có chuyển biến nào, ngày càng lạc hậu.
- D. Kinh tế Việt Nam chuyển từ kinh tế phong kiến sang kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 30: Đâu không phải là nội dung của chiếu Cần vương?
- A. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
- B. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình kháng chiến,đứng đầu là vua Hàm Nghi.
- C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến.
- D. Kêu gọi bãi binh, thương lượng với Pháp để bảo vệ vương quyền.
Câu 31: Đốt cháy tàu Ét-pê-răng (10/12/1861) trên sông Vàm cỏ là chiến công của
- A. nghĩa quânTrương Quyền.
- B. nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.
- C. nghĩa Quân Trương Định.
- D. nghĩa quân Tôn thất Thuyết.
Câu 32: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?
- A. Cao Điền và Tống Duy Tân
- B. Tống Duy Tân và Cao Thắng
- C. Phan Đình Phùng và Hoàng Hoa Thám
- D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng
Câu 33: Người lãnh đạo cuộc chiến đấu chống Pháp tấn công thành Hà Nội lần nhất là
- A. Nguyễn Tri Phương.
- B.Tôn Thất Thuyết.
- C. Hoàng Diệu.
- D. Phan Thanh Giản
Câu 34: Ý nào sau đây không phải là nội dung của chiếu Cần Vương ?
- A. Tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp..
- B. Khẳng định quyết tâm chống Pháp của triều đình kháng chiến đứng đầu là vua Hàm Nghi.
- C. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước, khôi phục quốc gia phong kiến độc lập.
- D. Khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc ta.
Câu 35: Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc diễn ra nhằm mục đích gì?
- A. Chống lại sự bành trướng Trung Quốc của Nhật Bản.
- B. Ngăn chặn âm mưu nhòm ngó xâm lược của thực dân Anh.
- C. Phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.
- D. Kêu gọi học sinh, sinh viên chống lại đế quốc, phong kiến.
Câu 36: Sự khác biệt về thành phần lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần vương là
- A. các thủ lĩnh nông dân.
- B. các quan lại triều đình yêu nước.
- C. các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- D. Phái chủ chiến của triều đình.
Câu 37: Tháng 8/1908 phong trào Đông Dương tan rã vì
- A. phụ huynh đòi đưa con em về trước thời hạn.
- B. đã hết thời gian đào tạo phải về nước.
- C. Phan Bội Châu thấy không có tác dụng nên đưa về nước.
- D. nhà cầm quyền Pháp cấu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam (kể cả Phan Bội Châu).
Câu 38: Đâu là nguyên nhân thất bại của phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
- A. Còn tự phát, phân tán, chưa có một tổ chức, lãnh đạo chưa đủ khả năng.
- B. Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.
- C. Nội bộ những ngừoi lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết.
- D. Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Cam-pu-chia và Lào.
Câu 39: Mục đích của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là
- A. nhằm bảo vệ cuộc sống cho dân vùng Yên Thế.
- B. nhằm chống lại triều đình nhà Nguyễn.
- C. nhằm đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước.
- D. nhằm hưởng ứng chiếu Cần vương.
Câu 40: Điểm giống nhau của các phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1914-1918 là:
- A. Có tổ chức và đường lối lãnh đạo đúng đắn.
- B. Hình thức đấu tranh phong phú.
- C. Diễn ra chủ yếu ở Bắc Kỳ.
- D. Thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941) (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918 (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) (P2)