Trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P4)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 11 học kì II (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ý nào không phải là lí do mà vào những năm đầu thế kỉ XX một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

  • A. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, là nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi số phận một nước thuộc địa.
  • B. Sau Cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh.
  • C. Nhật Bản dã đánh thắng đế quốc Nga (1905).
  • D. Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam.

Câu 2: Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại kết quả ra sao?

  • A. Lật đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
  • B. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
  • C. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời thay thế bằng chính phủ chính thức.
  • D. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền.

Câu 3: Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế.
  • B. Bị chính quyền thực dân khống chế.
  • C. Có nước giành được quyền tự chủ trong chừng mực nhất định.
  • D. Chính quyền thực dân có nguy cơ sụp đổ trước sức tiến công mạnh mẽ của phong trào cách mạng.

Câu 4: Để chuẩn bị tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất, thực dân Pháp đã làm gì?

  • A. Xây dựng lực lượng quân đội ở Bắc Kì.
  • B. Tăng cường viện binh.
  • C. Cử gián điệp ra Bắc nắm tình hình và lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạ.
  • D. Gây sức éo buộc triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước mới.

Câu 5: Sau phong trào Ngũ tứ, tư tưởng nào được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc?

  • A. Tư tưởng cải cách ở Nhật Bản.
  • B. Tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây.
  • C. Tư tưởng phục thù của chủ nghĩa phát xít.
  • D. Chủ nghĩa Mác – Lênin.

Câu 6: Để giải quyết khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa giữa Đông Dương và Pháp rong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp đã đưa ra giải pháp gì?

  • A. Liên kết đầu tư kinh doanh.
  • B. Nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do.
  • C. Khuyến khích đầu tư vốn vào các ngành sản xuất công nghiệp.
  • D. Khuyến khích các nghề htur công truyền thống phát triển.

Câu 7: Bộ chỉ huy của phong trào Cần vương đóng tại địa bàn thuộc hai tỉnh nào?

  • A. Quảng Ngãi và Bình Định
  • B. Quảng Nam và Quảng Trị
  • C. Quảng Bình và Quảng Trị
  • D. Quảng Trị và Hà Tĩnh

Câu 8: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9-1939, với sự kiện khởi đầu là

  • A. Quân đội Đức tấn công Ba Lan
  • B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức
  • C. Đức tấn công Anh, Pháp
  • D. Đức tấn công Liên Xô

Câu 9: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng lưu tán trở nên phổ biến ở nước ta giữa thế kỉ XIX?

  • A. Ruộng đất rơi vào tay địa chủ, cường hào.
  • B. Đê điều không được chăm sóc.
  • C. Nhà nước tổ chức khẩn hoang quy mô lớn.
  • D. Sản xuất nông nghiệp sa sút.

Câu 10: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

  • A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển.
  • B. Xuất hiện những mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng manh mún và lệ thuộc vào Pháp.
  • C. Thương nghiệp phát triển.
  • D. Hệ thống đường giao thông được mở rộng.

Câu 11: Ý nào không phản ánh đúng nét mới trong phong trào dân tộc tư sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

  • A. Mục tiêu giành độc lập được đặt ra rõ rang.
  • B. Có sự liên kết với các phong trào khác trong cả nước.
  • C. Một số chính đảng tư sản được thành lập và có ảnh hưởng rộng rãi.
  • D. Diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú.

Câu 12: Thực dân Pháp triển khai âm mưu xâm lược Việt Nam thông qua hoạt động nào?

  • A. Điều tra, tìm hiểu tình hình Việt Nam trong thời gian dài.
  • B. Thông qua hoạt động của các giáo sĩ trong Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp để thiết lập cơ sở về chính trị, xã hội cần thiết.
  • C. Mua chộc quan lại nhà Nguyễn.
  • D. Thông qua các thương nhân Pháp để timg hiểu tình hình Việt Nam.

Câu 13: Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập, tiến hành chạy đua vũ trang giữa Mĩ, Anh, pháp và Đức, Ialia, Nhật Bản đã báo hiệu

  • A. Nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa phát xít.
  • B. Nguy cơ mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc.
  • C. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
  • D. Nguy cơ sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.

Câu 14: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX là

  • A. Khởi nghĩa Hương Khê
  • B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
  • C. Khởi nghĩa Ba Đình
  • D. Khởi nghĩa Bãi Sậy

Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Quốc đại lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh với phương pháp đấu tranh chủ yếu nào?

  • A. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị.
  • B. Dung biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực, bất hợp tác với thực dân Anh.
  • C. Dùng bạo lực cách mạng.
  • D. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang.

Câu 16: Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân như thế nào?

  • A. Triều đình và nhân dân đồng lòng kháng chiến chống Pháp.
  • B. Triều đình sợ hãi không dám đánh Pháp, nhân dân hoang mang.
  • C. Triều đình kên quyết đánh Pháp, nhân dân hoang mang.
  • D. Triều đình do dự không dám đánh Pháp, nhân dân kiên quyết kháng chiến chống Pháp.

Câu 17: Trận đánh nào gây được tiếng vang lớn nhát ở Bắc Kì năm 1873?

  • A. Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội.
  • B. Trận chiến đấu ở cửa ô Quan Chưởng (Hà Nội).
  • C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại Cầu Giấy (Hà Nội).
  • D. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ đen tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa).

Câu 18: Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít?

  • A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác.
  • B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại.
  • C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường.
  • D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết.

Câu 19: Việc Nguyễn Ánh từng dựa vào Pháp để khôi phục quyền lợi của dòng họ Nguyễn đã tạo ra

  • A. Xu hướng thân thiết với Pháp trong triều đình.
  • B. Sự phá vỡ chính sách “bế quan tỏa cảng”.
  • C. Điều kiện cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam.
  • D. Khả năng phát triển của Việt Nam bằng con đường hợp tác với phương Tây.

Câu 20: Giai cấp hay tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề trong thời gian thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

  • A. Tầng lớp tư sản dân tộc
  • B. Tầng lớp tiểu tư sản
  • C. Giai cấp công nhân
  • D. Giai cấp nông dân

Câu 21: Vì sao sau Chiến tranh thế giơi thứ nhất, phong trào đấu ranh chống thực dân Pháp dâng cao ở Lào và Campuchia ?

  • A. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “ngu dân”.
  • B. Thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và thực hiện chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề.
  • C. Thực dân Pháp tăng cường các chính sách thuế khóa, lao dịch.
  • D. Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột nặng nề đối với giai cấp công nhân ở các nước Đông Nam Á.

Câu 22: Đến năm 1981, từ Yên Thế, nghĩa quân đã mở rộng hoạt động sang vùng nào?

  • A. Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng
  • B. Phủ Lạng Thương
  • C. Tiên Lữ (Hưng Yên)
  • D. Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hưng Yên, Hải Dương

Câu 23: Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định?

  • A. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng.
  • B. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nha Nguyễn.
  • C. Gia Định không có quân triều đình đóng.
  • D. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi, từ Gia Định có thể rút quân sang Campuchia.

Câu 24: Trong quá trình đẩy lùi quân phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng được những nước nào?

  • A. Đông Âu
  • B. Tây Âu
  • C. Nam Âu
  • D. Bắc Âu

Câu 25: Triều đình nhà Nguyễn đã làm gì sau chiến thắng của quân dân ta tại trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)?

  • A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
  • B. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
  • C. Cử Tổng đốc Hoàng Diệu tiếp tục chỉ huy cuộc kháng chiến.
  • D. Tiến hành cải cách duy tân đất nước.

Câu 26: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến Ấn Độ?

  • A. Chính quyền thực dân Anh tuên bố Ấn Độ là một bên tham chiến.
  • B. Thực dân Anh tăng cường bóc lột.
  • C. Thực dân Anh ban hành những đạo luật phản động.
  • D. Mâu thuẫn xã hội Ấn Độ ngày càng căng thẳng.

Câu 27: Tại sao Phan Bội Châu lại quay trở lại hoạt động ở Trung Quốc?

  • A. Trung Quốc gắn với Việt Nam nên dễ dàng về nước hoạt động.
  • B. Ảnh hưởng tư tưởng của các cuộc cải cách ở Trung Quốc.
  • C. Cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ, triều đình Mãn Thanh bị lật đổ, Chính phủ Dân quốc được thành lập, thi hành nhiều. chính sách tiến bộ.
  • D. Do Trung Quốc không phải là thuộc địa của thực dân Pháp.

Câu 28: Tổ chức có vai trò tập hợp lực lượng đấu tranh phổ biến trong những năm 1936 – 1939 là

  • A. Mặt trận giải phóng dân tộc
  • B. Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh
  • C. Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống độc tài
  • D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế

Câu 29: Hình thức đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất là

  • A. Đấu tranh chính trị
  • B. Đấu tranh kinh tế
  • C. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động
  • D. Bạo động vũ trang

Câu 30: Nội dung nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Khởi đầu của chiến tranh nguyên tử.
  • B. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản.
  • C. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế.
  • D. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy.

Câu 31: Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kì rơi vào tay quân Pháp, thái độ của nhân dân ta như thế nào?

  • A. Các đội nghĩa quân chống thực dân Pháp tự giải tán, nhân dân bỏ đi nơi khác sinh sống.
  • B. Các đội nghĩa binh không chịu hạ vũ khí, phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi.
  • C. Nhân dân vừa sợ giặc Pháp, vừa sợ triều đình nên bỏ trốn.
  • D. Nhân dân chán ghét triều đình, không còn tha thiết đánh Pháp.

Câu 32: Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX mang tính chất

  • A. Xã hội thuộc địa nửa phong kiến
  • B. Xã hội thuộc địa
  • C. Xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến
  • D. Xã hội tư bản chủ nghĩa

Câu 33: Để chống lại chiến dịch bất hợp tác của Đảng quốc đại, thực dân Anh đã thực hiện biện pháp nào để chia rẽ hàng ngũ cách mạng?

  • A. Chia để trị
  • B. Mua chuộc
  • C. Khủng bố
  • D. Nhượng bộ

Câu 34: Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát?

  • A. Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết.
  • B. Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế.
  • C. Vì họ chưa quan tâm đến việc đấu tranh đòi các quyền tự do dân chủ.
  • D. Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp.

Câu 35: Tội phạm chiến tranh, đã lôi kéo 1700 triệu người ở trên 70 nước tham gia, gây ra cái chết cho khoảng 60 triệu người và làm tàn phế 90 triệu người khác là

  • A. Anh, Pháp
  • B. Các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản
  • C. Mĩ
  • D. Phát xít Đức

Câu 36: Hiệp ước nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam?

  • A. Hiệp ước Nhâm Tuất
  • B. Hiệp ước Giáp Tuất
  • C. Hiệp ước Hácách mạngăng
  • D. Hiệp ước Patơnốt

Câu 37: Việt Nam Quang phục hội đã có những hoạt động gì để gây tiếng vang trong nước và thức tỉnh đồng bào?

  • A. Tổ chức tuyên truyền vận động đối với quần chúng cách mạng trong nước.
  • B. Mở lớp huấn luyện đội ngũ cán bộ tại Quảng Châu.
  • C. Cử người bí mật về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, kể cả Toàn quyền Anbe Xarô và những tên tay sai đắc lực.
  • D. Tiến hành bạo động vũ trang ở trong nước.

Câu 38: Để cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít, trong các năm 1936 – 1939, ở ba nước Đông Dương đã thành lập

  • A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương
  • B. Mặt trận Dân tộc Đông Dương
  • C. Mặt trận Giải phóng Đông Dương
  • D. Mặt trận Đoàn kết Đông Dương

Câu 39: Khi được điều từ Đà Nẵng vào Gia Định năm 1860, Nguyễn Tri Phương đã gấp rút huy động hàng vạn quân và dân binh để làm gì?

  • A. Sản xuất vũ khí
  • B. Xây dựng đại đồn Chí Hòa
  • C. Ngày đêm luyện tập quân sự
  • D. Tổ chức tấn công quân Pháp ở Gia Định

Câu 40: Giai đoạn từ 1888 đến năm 1896, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ gì?

  • A. Tập trung lực lượng đánh Pháp.
  • B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu của nghĩa quân.
  • C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu.
  • D. Chiến đấu quyết liệt.
Xem đáp án
  • 7 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm Trắc nghiệm Lịch sử 11