Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Xã hội Việt Nam từ năm 1897-đến năm 1918 (P1)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 chương 2: Xã hội Việt Nam từ năm 1897-đến năm 1918 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đầu thế kỉ XX, trong nhận thức của các sĩ phu Việt Nan, muốn đất nước phát triển phải đi theo con đường nào?

  • A. Đi theo con đường cải cách của Trung Quốc.
  • B. Đi theo con đường duy tân của Nhật Bản.
  • C. Đi theo cách mạng vô sản ở Pháp.
  • D. Đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga.

Câu 2: Âm mưu thâm độc nhất của Pháp trong việc thành lập Liên bang Đồng Dương là gì?

  • A. Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo.
  • B. Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp làm giàu cho tư bản Pháp.
  • C. Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xoá tên Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trên bản đồ thế giới.
  • D. Từng bước xây dựng và hoàn thiện bộ máy hành chính.

Câu 3: Ai là người đứng đầu Liên bang Đông Dương?

  • A. Toàn quyền người Pháp
  • B. Khâm sứ người Pháp
  • C. Thống sứ người Pháp
  • D. Thống đốc người Pháp

Câu 4: Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề?

  • A. Giai cấp tư sản dân tộc.
  • B. Tầng lớp tiểu tư sản.
  • C. Giai cấp công nhân làm thuê.
  • D. Giai cấp nông dân.

Câu 5: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì?

  • A. Cướp đoạt ruộng đất
  • B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.
  • C. Thu tô nặng
  • D. Lập đồn điền

Câu 6: Hội Duy tân do Phan Bội Châu đứng đầu được thành lập năm nào?

  • A. Năm 1902
  • B. Năm 1904
  • C. Năm 1906
  • D. Năm 1908

Câu 7: Điểm nào dưới đây là điểm giống nhau của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình?

  • A. Đều thực hiện chủ trương dùng bạo lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp.
  • B. Đều noi gương Nhật Bản để tự cường.
  • C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ.
  • D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Câu 8: Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX?

  • A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc Pháp.
  • B. Đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN.
  • C. Học tập Nhật Bản, đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
  • D. Yêu cầu nhà vua thực hiện cải cách duy tân đất nước.

Câu 9: Chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng từ khi nào?

  • A. Từ thế kỉ XVII.
  • B. Từ thế kỉ XIII.
  • C. Từ thế kỉ XIX.
  • D. Từ thế kỉ XX.

Câu 10: Trong thời gian học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Ái Quốc thường được thấy câu khẩu hiệu gì của Pháp?

  • A. “Tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình”.
  • B. “Tự do ngôn luận và tự do báo chí”.
  • C. “Tự do, bình đẳng, bác ái”.
  • D. “Độc lập dân tộc cho các nước thuộc địa”.

Câu 11: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) được thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong bối cảnh như thế nào?

  • A. Căn bản hoàn thành công cuộc bình định quân sự
  • B. Pháp đang gặp khó khăn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • C. Các phong trào đấu tranh chống Pháp giành nhiều thắng lợi.
  • D. Pháp thiệt hại nặng nề sau chiến tranh Pháp - Phổ.

Câu 12: Vì sao trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất ở nông thôn Việt Nam giảm sút?

  • A. Nước Pháp tham gia chiến tranh, Việt Nam bị ảnh hưởng.
  • B. Thực dân Pháp tăng cường vơ vét phục vụ chiến tranh.
  • C. Nhân dân bị bắt đi lính, diện tích trồng lúa bị thu hẹp.
  • D. Trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.

Câu 13: Mục tiêu của phong trào cần Vương là gì?

  • A. Phò vua, cứu nước.
  • B. Giải phóng dân tộc.
  • C. Chống triều đình Huế.
  • D. Chống các thế lực phản động ở các địa phương.

Câu 14: Ai là người khởi xướng phong trào yêu nước của Việt Nam theo khuynh hướng vô sản?

  • A. Phan Bội Châu.
  • B. Phan Châu Trinh,
  • C. Nguyễn Ái Quốc.
  • D. Lương Văn Can

Câu 15: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

  • A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
  • B. Nông nghiệp giẫm chân tại chỗ.
  • C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn một nền công nghiệp nặng.
  • D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc

Câu 16: Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng đều bị thất bại?

  • A. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp công nhân với nông dân
  • B. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng.
  • C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn non yếu.
  • D. Do ý thức hệ phong kiến trở nên lỗi thời, lạc hậu.

Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải sự thay đổi chính sách thống trị của thực dân Pháp trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

  • A. Tăng cường bắt nông dân đi lính
  • B. Chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
  • C. Tăng cường khai thác kim loại quý hiếm phục vụ sản xuất
  • D. Mở rộng các ngành công nghiệp nặng

Câu 18: Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào?

  • A. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.
  • B. Hội Việt kiều yêu nước tại Véc-xai.
  • C. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.
  • D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.

Câu 19: Chiếu Cần Vương kêu gọi đồng bào, tướng lĩnh, sĩ phu ra sức giúp vua cứu nước được ban hành bởi

  • A. Vua Hàm Nghi.
  • B. Vua Duy Tân.
  • C. Vua Thành Thái.
  • D. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.

Câu 20: Mở màn cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam bằng sự kiện lịch sử nào?

  • A. Ngày 9 - 1 - 1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.
  • B. Ngày 1 - 9 - 1858, Liên quân Pháp - Anh nổ súng đánh cửa biển Đà Nẵng.
  • C. Ngày 1 - 9 - 1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.
  • D. Ngày 9 - 1 - 1858, Liên quân Pháp - Bồ Đào Nha nổ súng đánh vào cửa biển Đà Nẵng.

Câu 21: Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ lại muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

  • A. Tư tưởng cứu nước phong kiến của Việt Nam đã lỗi thời.
  • B. Nhật Bản là nước châu Á “đồng văn, đồng chủng”.
  • C. Nhật Bản đã tiến hành cải cách đất nước phát triển phồn thịnh.
  • D. Câu A và B đúng.

Câu 22: Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như thế nào?

  • A. Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt.
  • B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.
  • C. Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu công nghiệp nặng.
  • D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

Câu 23: Nguyên nhân chính khiến cho Việt Nam bị biến thành thuộc địa của thực dân Pháp là

  • A. Triều đình phong kiến không thực hiện được vai trò lãnh đạo, đầu hàng thực dân Pháp.
  • B. Nhân dân không đoàn kết chống Pháp.
  • C. Do tương quan lực lượng chênh lệch.
  • D. Do nhà Thanh từ chối không giúp đỡ Việt Nam chống Pháp

Câu 24: Thực dân Pháp đã sử dụng biện pháp gì để nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam?

  • A. Đánh thuế cao vào hàng nước ngoài nhập vào Việt Nam
  • B. Đặt ra nhiều thứ thuế mới cho nhân dân Việt Nam
  • C. Thành lập ngân hàng Đông Dương
  • D. Phát hành tiền giấy bạc và cho vay lãi

Câu 25: Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam?

  • A. “Tự lực, tự cường”.
  • B. “Tự lực cánh sinh”
  • C. “Tự lực khai hoá”.
  • D. “Tự do dân chủ”.
Xem đáp án
  • 71 lượt xem