Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Con cò
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Con cò. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Bài thơ Con cò được viết vào năm nào?
A. Bài thơ viết năm 1961, in trong tập Hoa ngày thường - Chim báo bão.
- B. Bài thơ viết năm 1962, in trong tập Hoa ngày thường - Chim báo bão.
- C. Bài thơ viết năm 1963, in trong tập Hoa ngày thường - Chim báo bão.
- D. Bài thơ viết năm 1962, in trong tập Hoa trước lăng người.
Câu 2: Bài thơ của tác giả nào?
- A. Tố Hữu
- B. Nguyễn Du
- C. Hữu Thỉnh
- D. Chế Lan Viên
Câu 3: Hình ảnh con cò của Chế Lan Viên được sáng tạo bằng thủ pháp nghệ thuật nào ?
- A. Ẩn dụ.
- B. Hoán dụ.
- C. Liên tưởng, tưởng tượng.
- D. Lặp lại.
Câu 4: Hình ảnh con cò trong bài thơ trên có ý nghĩa biểu tượng gì?
- A. Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia
- B. Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay
- C. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời mẹ ru
- D. Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam
Câu 5: Nhận xét nói đúng nhất về nội dung của bài thơ?
- A. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm của tác giả về tình cảm mẹ con gắn bó, thiêng liêng
- B. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung
- C. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình yêu quê hương đất nước
- D. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về cuộc sống sinh hoạt gần gũi, thân thương
Câu 6: Nhân vật nào được nói tới trong bài thơ Con cò?
- A. Con cò
- B. Người mẹ
- C. Người mẹ và đứa con
- D. Con cò, người mẹ, đứa con
Câu 7: Phần nào của bài thơ chứa đựng những suy nhẫm và triết lý sâu sắc về ý nghĩa của lòng mẹ và lời hát ru ?
- A. Phần 1.
- B. Phần 2.
- C. Phần 3.
- D. Cả bài thơ.
Câu 8: Câu ca dao nào không được lấy và đưa vào bài thơ Con cò?
- A. Con cò bay lả, bay la/ Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng
- B. Con cò bay lả, bay la/ Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
- C. Một đàn cò trắng bay quanh/ Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
- D. Còn cò mà đi ăn đêm/ Gặp phải cành mềm, lộn cổ xuống ao…
Câu 9: Dòng nào sau đây hiểu đúng nhất về hai câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”?
- A. Tình yêu của mẹ mãi mãi không bao giờ thay đổi
- B. Ca ngợi công sinh thành, dưỡng dục của người mẹ ngay cả khi con khôn lớn
- C. Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của cha mẹ
- D. Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi người
Câu 10: Mạch cảm xúc của bài thơ đi treo trình tự nào ?
- A. Con cò qua lời hát ru đến với tuổi ấu thơ; con cò gần gũi theo con người trên mọi chặng đường đời; suy ngẫm về ý nghĩa của lời hát ru và lòng me.
- B. Con cò qua lời hát ru đến với tuổi ấu thơ; con cò gần gũi theo con người trên mọi chặng đường đời.
- C. Con cò gần gũi theo con người trên mọi chặng đường đời; suy ngẫm về ý nghĩa của lời hát ru và lòng me.
- D. Con cò qua lời hát ru đến với tuổi ấu thơ; suy ngẫm về ý nghĩa của lời hát ru và lòng me.
Câu 11: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
- A. Âm hưởng lời hát ru trong thể thơ tự do linh hoạt; sáng tạo hình ảnh biểu tượng từ ca dao.
- B. Âm hưởng lời hát ru trong thể thơ tự do linh hoạt; sáng tạo hình ảnh biểu tượng táo bạo.
- C. Âm hưởng lời hát ru trong thể thơ tự do linh hoạt; sáng tạo hình ảnh biểu tượng gợi cảm
- D. Âm hưởng lời hát ru trong thể thơ tự do linh hoạt; sáng tạo hình ảnh biểu tượng.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Chiếc lược ngà
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Lục Vân Tiên gặp nạn
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Lặng lẽ Sa Pa
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Bố của Xi mông
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Con cò
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Khởi ngữ
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Những ngôi sao xa xôi
- Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Nghị luận trong văn bản tự sự
- Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Tổng kết từ vựng (Tiếp theo)