Trắc nghiệm vật lí 12 chương 2: Sóng cơ và sóng âm (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 12 chương 2: Sóng cơ và sóng âm (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sóng siêu âm:

  • A. truyền được trong chân không.
  • B. không truyền được trong chân không.
  • C. truyền trong không khí nhanh hơn trong nước.
  • D. truyền trong nước nhanh hơn trong sắt.

Câu 2: Một sóng cơ truyền trên một sợi dây theo phương ngang, tốc độ truyền sóng là 20 cm/s. Tại thời điểm t = 0 hình dạng của sợi dây được biểu diễn như hình vẽ. Phương trình sóng cơ mô tả hình dáng của sợi dây tại thời điểm t = 2,125 s là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 3: Độ to là một đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc vào:

  • A. mức cường độ âm.
  • B. biên độ âm.
  • C. tần số và biên độ âm.
  • D. tần số âm.

Câu 4: Sóng ngang (cơ học) truyền được trong các môi trường:

  • A. chất rắn và bề mặt chất lỏng.
  • B. chất khí và trong lòng chất rắn.
  • C. chất rắn và trong lòng chất lỏng.
  • D. chất khí và bề mặt chất rắn.

Câu 5: Một sóng âm có chu kì 80 ms. Sóng âm này:

  • A. là âm nghe được.
  • B. là siêu âm.
  • C. truyền được trong chân không.
  • D. là hạ âm.

Câu 6: Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với:

  • A. độ cao.
  • B. cả độ cao và độ to.
  • C. đồ thị dao động âm.
  • D. độ to.

Câu 7: Đại lượng nào sau đây không phải là đặc trưng vật lý của âm?

  • A. Cường độ âm.
  • B. Mức cường độ âm.
  • C. Độ cao của âm.
  • D. Tần số âm.

Câu 8: Sóng âm không truyền được trong:

  • A. thép.
  • B. không khí.
  • C. chân không.
  • D. nước.

Câu 9: Tại mặt chất lỏng nằm ngang có hai nguồn sóng A, B cách nhau 24 cm, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với cùng phươn trình u = A. Ở mặt chất lỏng, gọi d là đường vuông góc đi qua trung điểm O của đoạn AB. M là điểm thuộc d mà phần tử sóng tại M dao động cùng pha với phần tử sóng tại O, đoạn OM ngắn nhất là 9 cm. Số điểm cực tiểu giao thoa trên đoạn AB là

  • A.18
  • B. 16
  • C. 20
  • D. 14

Câu 10: Một nhạc cụ phát ra âm có tần số cơ bản ƒ0 thì hoạ âm bậc 4 của nó là:

  • A. ƒ0
  • B. 2ƒ0
  • C. 3ƒ0
  • D. 4ƒ0

Câu 11: Hãy chọn phát biểu đúng. Để tạo sóng dừng giữa hai đầu dây cố định thì độ dài của dây phải bằng:

  • A. một số nguyên lần bước sóng.
  • B. một số nguyên lần nửa bước sóng.
  • C. một số lẻ lần nửa bước sóng.
  • D. một số lẻ lần bước sóng.

Câu 12: Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp O1 và O2 cách nhau 6 cm, dao động cùng pha, cùng biên độ. Chọn hệ trục tọa độ vuông góc xOy thuộc mặt nước với gốc tọa độ là vị trí đặt nguồn O1 còn nguồn O2 nằm trên trục Oy. Hai điểm P và Q nằm trên Ox có OP = 4,5 cm và OQ = 8 cm. Biết phần tử nước tại P không dao động còn phần tử nước tại Q dao động với biên độ cực đại. Giữa P và Q không còn cực đại nào khác. Tìm bước sóng.

  • A. 3,4 cm.
  • B. 2,0 cm.
  • C. 2,5 cm.
  • D. 1,1 cm.

Câu 13: Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lý của âm gắn liền với:

  • A. tần số âm.
  • B. độ to của âm.
  • C. năng lượng của âm.
  • D. mức cường độ âm.

Câu 14: Trong miền giao thoa của hai sóng kết hợp của hai nguồn kết hợp cùng pha cùng biên độ, có hai điểm M và N tương ứng nằm trên đường dao động cực đại và cực tiểu. Nếu giảm biên độ của một nguồn kết hợp còn một nửa thì biên độ dao động tại M

  • A. tăng lên và biên độ tại N giảm.
  • B. và N đều tăng lên.
  • C. giảm xuống và biên độ tại N tăng lên.
  • D. và N đều giảm xuống.

Câu 15: Trên một đường thẳng cố định trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ và phản xạ âm, một máy thu ở cách nguồn âm một khoảng d thu được âm có mức cường độ âm là L; khi dịch chuyển máy thu ra xa nguồn âm thêm 9 m thì mức cường độ âm thu được là L – 20 (dB). Khoảng cách d là

  • A. 8 m
  • B. 1 m
  • C. 9 m
  • D. 10 m

Câu 16: Trong môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm, có 3 điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự A; B; C với AB = 100 m, AC = 250 m. Khi đặt tại A một nguồn điểm phát âm công suất P thì mức cường độ âm tại B là 100 dB. Bỏ nguồn âm tại A, đặt tại B một nguồn điểm phát âm công suất 3P thì mức cường độ âm tại A và C là

  • A. 103 dB và 99,5 dB
  • B. 105 dB và 101 dB.
  • C. 103 dB và 96,5 dB.
  • D. 100 dB và 99,5 dB.

Câu 17: Tai ta cảm nhận được âm thanh khác biệt của nốt Sol khi các âm này phát ra từ đàn ghita và từ đàn violon là do chúng có :

  • A. Tần số âm khác nhau
  • B. Độ to khác nhau
  • C. Âm sắc khác nhau
  • D. Độ cao khác nhau

Câu 18: Một nguồn điểm phát sóng âm đều về mọi phía với công suất không đổi. Một người đứng cách nguồn một khoảng bằng 6m và lắng nghe âm phát ra. Coi môi trường không hấp thụ âm. Khi công suất nguồn âm giảm đi một nửa, muốn cảm nhận được độ to của âm như cũ, thì người đó phải bước đi lại gần nguồn một khoảng

  • A. 3 m
  • B. 6 m
  • C. 2 m
  • D. 3(2- )m

Câu 19: Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai viên bi nhỏ S1, S2 gắn ở cần rung cách nhau 2cm và chạm nhẹ vào mặt nước. Khi cần rung dao động theo phương thẳng đứng với tần số f = 100Hz thì tạo ra sóng truyền trên mặt nước với vận tốc v = 60cm/s. Một điểm M nằm trong miền giao thoa và cách S1, S2 các khoảng d1 = 2,4cm, d2 = 1,2cm. Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MS1.

  • A. 7
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 8

Câu 20: Một nhạc cụ phát ra âm có tần số âm cơ bản là f = 420(Hz). Một người có thể nghe được âm có tần số cao nhất là 18000 (Hz). Tần số âm cao nhất mà người này nghe được do dụng cụ này phát ra là:

  • A. 17850(Hz)
  • B. 18000(Hz)
  • C. 17000(Hz)
  • D.17640(Hz)
Xem đáp án
  • 13 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021